Gill và Kharas (2007: 104).
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tăng trưởng của các quốc gia NICs chỉ dựa
trên việc mở rộng các nguồn lực, trong đó có đầu tư, trong khi đóng góp của
tổng năng suất vào tăng sản lượng ở mức khiêm tốn, như một tất yếu, tăng
trưởng sẽ dừng lại. Paul Krugman, nhà kinh tế đoạt giải Nobel và được coi là
người “biết trước” cuộc khủng hoảng tài chính châu Á khi ông cho rằng tăng
trưởng dựa vào đầu tư trong thời gian dài sẽ phải dừng lại (1994). Xem thêm
các bài của Young (1984, 1992, 1994) và Kim và Lau (1994a, 1994b) cho
nhận định rằng tăng trưởng thần kỳ của các quốc gia NICs chỉ là do tăng
trưởng các nhân tố đầu vào chứ không phải do tăng năng suất và vì thế tăng
trưởng của các quốc gia này không có gì gọi là “'thần kỳ”'.
Con số này dương và càng gần 1 càng minh chứng một điều: cứ khi nào
thâm hụt ngân sách lớn thì thâm hụt thương mại cũng có nhiều khả năng là
lớn và ngược lại khi nào thâm hụt ngân sách thu hẹp hoặc dương thì thâm
hụt thương mại cũng có nhiều khả năng được thu hẹp hoặc dương (thặng
dư). Các bằng chứng quốc tế cũng cho thấy thâm hụt/thặng dư cán cân
thương mại, tài khoản vãng lai chịu tác động rất lớn bởi của thâm hụt/thặng
dư cán cân ngân sách (xem Obstfeld và Rogoff, 2002 cho trường hợp của các
quốc gia thuộc OECD và Miles và Scott, 2005 cho trường hợp cụ thể của
Canada).
Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2009 theo giá thực tế ước tính tăng
15,3% so với năm 2008 và bằng 42,8% GDP. Trong đó, khu vực Nhà nước
tăng mạnh nhất với mức tăng lên tới 40,5%; khu vực ngoài Nhà nước tăng
13,9%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm 5,8% [VIE, 2010].
Mặc dù xuất khẩu hàng chế tác tăng ấn tương tượng trong thập kỷ qua, song
nếu phân loại hàng xuất khẩu Việt Nam theo hàm lượng công nghệ, thì đa
phần hàng chế tác xuất khẩu Việt Nam thuộc nhóm sử dụng nhiều tài nguyên
và công nghệ thấp, nhóm công nghệ cao và trung bình chỉ chiếm 5% tổng
xuất khẩu và tỷ trọng này không thay đổi gì trong 10 năm qua [Nixson và
Walter, 2010, đoạn 3, tr.7].
Các số liệu hiện có cho thấy tại Việt Nam, tổng chi tiêu cho hoạt động R&D
ở mức 0,01% doanh số là “cực kỳ thấp” và các doanh nghiệp nhà nước chắc
chắn sẽ đầu tư vào R&D hơn là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
[Nixson và Walter, 2010, đoạn 2, tr.8].
Việc đánh đổi này làm cho nó không thể trở thành một chính sách 'cải thiện
Pareto' như mong muốn của nhiều nhà kinh tế trường phái Keynes khi
khuyến khích Nhà nước can thiệp vào nền kinh tế. các doanh nghiệp nhà
nước hay các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng được bảo hộ sẽ được lợi còn
các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm của chúng như đầu vào sẽ chịu thiệt hại
vì chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm sẽ bị đội lên cao và chất lượng sản
phẩm sản xuất ra cũng kém và do đó năng lực cạnh tranh của tổng thể nền
242