12 PHƯƠNG PHÁP KHÍCH LỆ NHÂN VIÊN TIỀN KHÔNG LÀM ĐƯỢC - Trang 244

kinh tế cũng yếu kém. Còn với những ưu đại cho các doanh nghiệp nhà nước
trong việc tiếp cận đến nguồn lực tín dụng và đất đai thì sẽ sinh ra hiệu ứng
lấn át (crowding-out effect), các doanh nghiệp tư nhân sẽ bị đẩy ra ngoài
cuộc đua bình đẳng để tìm kiếm cơ hội kinh doanh và lợi nhuận.
Mặc dù xuất khẩu hàng chế tác tăng ấn tượng trong thập kỷ qua, song nếu
phân loại hàng xuất khẩu Việt Nam theo hàm lượng công nghệ, thì đa phần
hàng chế tác xuất khẩu Việt Nam thuộc nhóm sử dụng nhiều tài nguyên và
công nghệ thấp, nhóm công nghệ cao và trung bình chỉ chiếm 5% tổng xuất
khẩu và tỷ trọng này không thay đổi gì trong 10 năm qua [Nixson và Walter,
2010, đoạn 3, trang 7].
Giai đoạn 3 là giai đoạn phát triển cao nhất. Hiện nay, tất cả các nước công
nghiệp phát triển đều đang ở giai đoạn 3 của quá trình phát triển.
Quyết định 390/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Điều tra 10.000 doanh nghiệp tư nhân của VCCI năm 2009 cho thấy chỉ có
6,9% có khách hàng là các doanh nghiệp FDI, 15% có khách hàng là các
DNNN và 58% có khách hàng là doanh nghiệp tư nhân trong nước.
Khái niệm institutions trong một số tư liệu được dịch ra tiếng Việt là thể chế,
Trong trong bài nầynày cả hai thuật ngữ cơ chế và thể chế đều được dùng
như có cùng nghĩa.
Douglas C. North, nhà kinh tế đọat giải Nobel năm 1993, là người tiên
phong trong nghiên cứu về sự liên hệ giữa cơ chế và thành quả phát triển
kinh tế. Xem, chẳng hạn, North (1990). Ngân hàng thế giới, cơ quan quốc tế
hàng năm phát hành bản báo cáo về phát triển kinh tế, đã chọn vấn đề Xây
dựng cơ chế cho thị trường làm chủ đề cho bản báo cáo năm 2002. Xem
World Bank (2002).
Về sự phân lọai loại cơ chế có thể xem World Bank (2003), Ch. 3, nhất là
Figure Hình 3.1 ở , trang 38.
Hai giai đoạn ta đề khởi ở đây có nhiều điểm tương đồng với giai đoạn thứ
hai và thứ ba của Rostow (1960) nhưng không hoàn toàn giống. Nhiều đặc
tính của các giai đoạn mà Rostow khảo sát gần nửa thế kỷ trước không còn
phù hợp với thời đại ngày nay, thời đại công nghệ, kỹ thuật, tri thức, … lan
rộng nhanh giữa các nước, thúc đẩy bởi sự tiến bộ của công nghệ thông tin
và trào lưu toàn cầu hóa.
So sánh ở đây chủ yếu về mặt cơ chế, mặt quan hệ sản xuất. Nếu xét mặt lực
lượng sản xuất thì Trung Quốc và Việt Nam ở gần điểm B trong Hình 12.1
nhưng Liên Xô cũ và các nước Đông Âu trước khi cải cách đã có mức GDP
đầu người cao hơn B, nhiều trường hợp gần điểm C.
Bao nhiêu năm thì được gọi là “quá lâu”? Thật ra khó có một con số khách
quan. Ở đây tùy theo tốc độ phát triển, tùy theo ý chí đẩy mạnh cải cách để
đưa kinh tế phát triển nhanh, tùy theo bối cảnh chính trị xã hội. Tổng hợp
các yếu tố có lẽ có thể nói trên 15 năm thì được gọi là “quá lâu”.

243

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.