Hắn khôn khéo mượn quân của Thổ Phiên và Hồi Hột để đánh phá,
chẳng bao lâu lại uy hiếp Trường An. Tuy Quách Tử Nghi bị bọn gian
thần sợ hãi gièm pha rất nhiều nhưng Đại tông vẫn không còn cách
nào khác là phải giao toàn bộ binh quyền cho ông, phong làm Nguyên
soái dẫn quân đi đánh dẹp loạn Phốc Cố Hoài Ân.
Nhiều năm trấn thủ biên cương, Quách Tử Nghi có mối giao tình
rất hậu với người Hồi Hột nên nhân cơ hội này thuyết phục bọn họ
không giúp cho Phốc Cố Hoài Ân nữa. Thế là hắn sức tàn lực kiệt, sợ
hãi chạy trốn về Linh châu, quân của Quách Tử Nghi không cần đánh
cũng dẹp tan được nội loạn.
Bề ngoài thấy sự việc có thể dễ dàng, thật sự nếu như danh tiếng
và đức độ của Quách Tử Nghi không vang dội khắp nơi và được người
Hồi Hột kính nể thì không dễ gì vài ba lời nói mà thuyết phục được
bọn chúng. Điều này có thể chứng tỏ vào lần thứ hai khi Phốc Cố Hoài
Ân đem mấy chục vạn quân Hồi Hột tiến đánh Kinh Dương. Giữa
đường hành quân thì tên phản bội này đột nhiên bị bệnh chết, đại quân
Hồi Hột không có người chỉ huy cứ gặp đâu đánh phá đến đấy. Lúc ấy
quân của Quách Tử Nghi đang bị kẹt ở Kinh Dương, tình thế không
thể cùng lúc hai đầu chống trả nên Quách Tử Nghi quyết định dùng
một kế sách khá mạo hiểm, đó là một mình một ngựa đến doanh trại
quân Hồi Hột, lấy uy danh của mình ra thuyết phục bọn chúng rút lui.
Đầu tiên, ông cho người đến quân doanh Hồi Hột thuyết phục
bằng đạo lý, lấy ân đức để phủ dụ. Thủ lãnh Hồi Hột là Thược Cát La
nghe lời sứ giả lộ vẻ hoài nghi vì đã lâu lắm rồi không nghe nhắc đến
tên tuổi của họ Quách, chỉ bằng lòng rút quân nếu thấy mặt thực sự
như vậy.
Sứ giả về báo lại, Quách Tử Nghi lập tức nhảy lên lưng ngựa, dẫn
theo chưa đến mười kỵ mã và không hề đem theo khí giới, chạy thẳng
đến quân doanh Hồi Hột. Con trai Quách Tử Nghi cùng chư tướng đều
lo lắng vì sự mạo hiểm này, hết lời khuyên can nhưng Quách Tử Nghi
bình tĩnh nói: “Hiện tại chúng ta không còn cách nào khác hơn, một là