Lúc đó là vào năm 1134, Lý Thành được triều Kim yểm trợ, phát
triển rất mạnh nên nhân cơ hội ấy tiến đánh dữ dội, chẳng bao lâu đã
chiếm được 6 quận ở Tương Dương, uy hiếp cả vùng Lưỡng Triết.
Thế mà triều đình vẫn bình chân như vại không hề để ý tới. Nhạc Phi
không sao kềm được nôn nóng, tuy biết rằng việc dâng thư có thể làm
cho bọn gian thần càng thêm căm ghét nhưng cuối cùng vẫn dâng tấu
thư xin nhà vua mau chóng khởi binh tái chiếm lại 6 quận này.
Cao tông nghe theo, sai Nhạc Phi giữ chức Chế Trí sứ, huy động
các lộ quân ở vùng Kinh Nam, Ngạc châu và Nhạc châu tiến đánh
chiến lại vùng Tương Dương. Nhạc Phi đã sửa soạn trước, nhận được
lệnh liền cho quân vượt Trường giang, đầu tiên là tấn công thành Sính
châu do tên hàng tướng Kính Siêu chiếm giữ. Kính Siêu có sức mạnh
muôn người không địch lại nhưng hoàn toàn không có cơ mưu, chỉ
biết dựa vào sức mạnh trời cho để chiến thắng. Vì vậy mấy lần quân
của Nhạc Phi tấn công đều thất bại, không sao phá được thành.
Nhạc Phi liền nghĩ đến cách đánh khác, biết rằng Kính Siêu bất
trí vô mưu nên chắc chắn không dự phòng quân lương cũng như võ
khí lâu dài, đổi cách đánh làm tiêu hao địch, không tấn công ồ ạt nữa.
Quả nhiên không bao lâu thì trong thành hết nhẵn gỗ, đá và tên bắn
cũng không còn bao nhiêu nện trong đợt tấn công cuối cùng quân của
Nhạc Phi đã chiếm được thành. Nhạc phi một mình một ngựa truy
đuổi Kính Siêu, dồn hắn vào chỗ chết để trừ tận gốc hậu họa.
Sau khi chiếm được Sính châu, Nhạc Phi chia quân ra làm nhiều
cánh đồng thời đánh Tùy châu, Đặng châu, còn mình dẫn quân thẳng
đến Tương Dương. Thành này do Lý Thành chỉ huy, hắn học theo
cách đánh của người Kim rất thiện nghệ về kỵ binh. Do vậy Lý Thành
hoàn toàn tự tin, dàn quân chờ đợi quân của Nhạc Phi tiến đến, trong
bụng chắc chắn sẽ đánh tan đối phương bằng kỵ binh. Thế nhưng
Nhạc Phi đã sửa soạn sẵn, cho quân sĩ sử dụng thương dài nhắm vào
việc giết các con ngựa chiến khiến bọn kỵ binh chưa đánh đã ngã lộn
xuống đất. Thế trận của Lý Thành hoàn toàn tan vỡ, đành dẫn mấy