triều Kim vô cùng lo lắng, đành phải bí mật sai người tới nói với Tần
Cối tìm cách cứu nguy. Tần Cối liền tâu với Tống Cao tông lấy những
chiến thắng này làm áp lực “để cầu hòa”, hoàn toàn không muốn lợi
dụng thời cơ đánh bại luôn quân địch. Cao tông từ trước tới nay vẫn
nơm nớp kinh sợ mỗi khi quân triều Kim tấn công nên nghe lời Tần
Cối tâu liền vội vàng xuống lệnh cho quân Tống triệt thoái khỏi các
vùng đã chiếm.
Lúc đó thắng lợi đã gần như nắm trong tay, sĩ khí quân Kim
xuống dốc thê thảm, hễ thấy đoàn quân nào trương cờ vàng có đề ba
chữ “Nguyên soái Nhạc” lập tức hò nhau bỏ chạy. Các cánh quân khác
cũng lợi dụng sự sợ hãi này, tuy không phải là của Nhạc Phi vẫn
trương cờ của ông làm cho quân Kim khiếp sợ mất tinh thần. Vì vậy
nhận được lệnh thoái lui, Nhạc Phi không đành lòng chút nào, bàn với
các tướng:
– Lần này ta chống lại mệnh triều đình, nếu không toàn thắng thì
khó toàn được tính mệnh. Vì vậy các ngươi phải đồng lòng chiến đấu,
lấy công chuộc tội. Khi việc đã xong, ta nghĩ chắc triều đình không lẽ
bắt tội người chiến thắng sao?
Sau đó Nhạc Phi tập họp toàn bộ đại binh kéo thẳng đến thành
Yên kinh, là nơi Ngột Truật đang đóng quân. Ngột Truật rất sợ hãi
nhưng vẫn cố đưa quân kỵ, mặc giáp sắt dày ra đối phó với cách đách
thương từ xa của Nhạc Phi. Chẳng ngờ lần này Nhạc Phi không dùng
thương dài nữa mà cho quân cầm mộc đan bằng mây già che đỡ phía
trên, tay cầm đại đao lăn người xuống thấp chuyên chém vào chân
ngựa. Quân Kim rất thiện chiến về kỵ binh, nay mất ngựa thì chẳng
khác gì như hổ mất móng vuốt, thi nhau bỏ chạy, dẫm đạp lên nhau
chết vô số.
Ngột Truật đại bại phải dẫn tàn binh chạy về Dĩnh Xương cố thủ.
Tần Cối thấy Nhạc Phi trái lệnh rất căm tức, tâu với Cao tông phái một
cận thần đến tận nơi quân doanh bắt buộc ông phải thi hành. Vị cận
thần đó tên là mã định Lý Nhược Hư cũng có lòng trung quân ái quốc,