sông gấm góc thì nhiều. Bá tánh nơi biên cương đồng lòng theo quân
đi về nam cũng khá nhiều, kẻ gồng người gánh trông thật thê lương.
Tất cả đều mất hết ý chí chiến đấu, võ khí lơ đãng, hàng ngũ lộn
xộn vậy mà quân tướng triều Kim không hề đuổi theo truy kích bởi dã
quá ngán ngẩm với hai chữ “Nhạc Phi”. Điều này chứng tỏ ông có uy
danh lớn đến mức từ xa cũng đã có thể làm quân địch khiếp sợ. Nên
nhớ là trước kia vào thời Tam Quốc, Lưu Bị cũng đã một lần cùng với
người gồng gánh chạy nạn, bị quân Tào Tháo truy đuổi thiệt hại không
biết là bao nhiêu. Lần này Nhạc Phi rút khỏi biên cương còn thê thảm
hơn cả Lưu Bị thế mà vẫn đưa quân tướng và bá tánh từ đất Yên Vân
bình yên trở về thì đủ biết oai đức của ông có sức mạnh vô cùng.
Sau khi Nhạc Phi rút quân xong, triều đình Nam Tống trơ trẽn
mở yến tiệc ăn mừng, đèn cờ treo lộng lẫy khắp kinh thành. Cao tông
cũng xuống ơn mưa móc triệu Nhạc Phi về kinh để ban thưởng và
được dịp vui chơi. Ông không những đã chẳng chịu về muối mặt tươi
cười trước cái nhục mất nước mà còn dâng một tấu thư vạch rõ sự gian
hiểm của những tôi thần bán nước.
Lời lẽ của ông rất thẳng thắn nên ít nhiều đụng chạm đến Cao
tông, thế là ngoài Tần Cối nay lại có cả Cao tông ngấm ngầm ôm mối
hận đối với vị danh tướng ấy. Dù sao cũng là một vị Hoàng đế bù
nhìn, Cao tông dù ghét bỏ Nhạc Phi tới đâu vẫn không thể lấy vương
pháp ra trừng trị cho thỏa lòng, ông ta bèn hướng về Tần Cối, nhiều
lần úp mở bày tỏ sự tức giận của mình. Dĩ nhiên Tần Cối mừng như
mở cờ trong bụng, chắc chắn phen này sẽ tìm ra một tội nào đó của
Nhạc Phi để đưa ra sự trừng phạt cao nhất.
Thế nhưng khi ấy quân Kim vẫn còn đóng ở biên cương và lòng
dân hầu hết đều hướng về người anh hùng dân tộc họ Nhạc, Tần Cối
không dễ gì muốn đánh muốn giết là được. Tên gian thần này cực kỳ
thâm hiểm, biết rằng nếu còn binh quyền trong tay thì hắn sẽ không
bao giờ làm gì được Nhạc Phi. Vì vậy Tần cối từng bước một cắt bớt
vây cánh của Nhạc Phi. Trước tiên Tần Cối lấy cớ nhỏ mà giải tán