triều Nguyên thuyết phục Thành Cát Tư Hãn đánh nước Kim, Tây Hạ
sẽ thần phục cho quân tiếp trợ.
Quả là cơ hội rất tốt cho Thành Cát Tư Hãn, lại càng tốt hơn ngay
khi ấy có sứ giả nước Kim đến báo tin triều đình đã có Hoàng đế mới.
Nguyên vào năm 1209, Kim Chương tông Hoàn Nhan Cảnh qua đời,
nối ngôi là Hoàn Nhan Vĩnh Tế. Vĩnh Tế không xưng Đế như các đời
khác mà xưng hiệu là Vệ Thiệu vương, là một người bất tài vô tướng,
không được quân tướng tin tưởng nhưng lại hết sức kiêu ngạo, ngông
cuồng vô lối. Thành Cát Tư Hãn chưa kịp động binh thì Vệ Thiệu
vương Vĩnh Tế đã biết tin, lập tức sai quân đánh phủ đầu Mông Cổ.
Đại quân của triều Kim do hai Đại tướng là Thông Cát Thiên và Gia
Nỗ Hoàn chỉ huy, dẫn đến 3 vạn quân vượt qua biên cương Mông,
Kim.
Thành Cát Tư Hãn hết sức tức giận, đưa ra chiến thuật tốc chiến
tốc thắng, sai ba anh em Thuật Xích dẫn quân đánh ngay khi quân
Kim chưa kịp hạ trại. Kết quả là quân Kim đại bại, chết quá nửa, phải
rút lui rồi dựng chiến lũy ở Ô Sa cố thủ. Thành Cát Tư Hãn thừa thế
thắng trận, đích thân dẫn đại quân tiến đánh thành Tây Kinh của nước
Kim. Tuy thành này còn kiên cố hơn thành Trung Hưng của Tây Hạ
nhưng không quyết tâm chống giữ nên chỉ mấy ngày sau đã thất thủ.
Quân đội triều Kim phải rút về ải Thúy Bình, Thành Cát Tư Hãn
cũng không buông tha, kéo đại quân đến đó bày trận. Nhờ vào sự đầu
hàng của một tướng Kim, quân Mông Cổ chiếm được cửa ải này rất dễ
dàng. Với chiến thuật đánh tới cùng, Thành Cát Tư Hãn không để
quân tướng nghỉ ngơi, quyết định chia quân ra làm hai đạo, một tiến
đánh Đông Đô, một do mình chỉ huy kéo rốc đến Trung Đô, là kinh
thành của triều Kim uy hiếp. Vệ vương Vĩnh Tế nghe tin địch quân
bao vây thành không hề biến sắc mặt, sai Đại tướng Hồ Sa Hổ chỉ huy
chống giữ, còn mình thì tiếp tục ăn chơi sa đọa.
Quân triều Kim chống đỡ cũng rất kiên cường nhưng khi nghe tin
Đông Đô đã bị Mông Cổ chiếm lập tức biến thành hoảng loạn, ai nấy