thây. Khi đã không còn đối thủ nữa, vào tháng 4 năm 1206, Thiết Mộc
Chân liền theo chê độ quân chủ của Trung Hoa, ban bố chiếu lệnh rồi
lên ngôi tự xưng là Nguyên Thái tổ, hiệu danh Thành Cát Tư Hãn, tức
là “Vị Hoàng đế lớn nhất thiên hạ”. Thành Cát Tư Hãn cho đóng đô ở
dưới chân núi Hòa Lâm và cũng từ đấy cái tên Thiết Mộc Chân không
bao giờ được người ta nhắc tới nữa.
Đại nghiệp đã được dựng lên nhưng đối với Thành Cát Tư Hãn
thì đời con người chán ngán nhất là phải ngồi chơi, không được ra
chiến trận. Vì vậy sau khi bàn bạc cùng quần thần, ông quyết định tiến
đánh Tây Hạ, mở đầu cho tham vọng chiếm toàn thế giới.
Khi ấy Tây Hạ đã là một cường quốc với nhiều thành lũy kiên cố,
tướng sĩ cũng anh hùng nhưng người đứng đầu là Bất Hãn lại không
có tài năng gì, chỉ lo ăn chơi khoái lạc. Khi nghe tin Thành Cát Tư
Hãn kéo quân tiến đánh, quốc vương Bất Hãn đã định đầu hàng để giữ
địa vị nhưng quần thần nhất quyết tâu xin lấy hơi thở cuối cùng ra bảo
vệ non sông, bất đắc dĩ phải bằng lòng mà hết sức lo lắng.
Nhờ vào sự quyết tâm, thành Trung Hưng của kinh đô Tây Hạ lại
được xây dựng vô cùng kiên cố nên quân dân Tây Hạ chống chọi với
đoàn kỵ binh khủng khiếp của nhà Nguyên được mấy tháng. Sau cùng
Thành Cát Tư Hãn phải dùng đến mưu trí, sai quân phá một đoạn đê
điều trên sông Hoàng Hà. Thế nhưng chính nước ngập lại làm cho
đoàn kỵ binh Mông Cổ không thể tiến được, đành phải rút lui. Tuy
không chiếm được kinh đô đối phương nhưng trận này Thành Cát Tư
Hãn cũng khiến cho đất nước Tây Hạ lâm vào cảnh suy yếu, nhân dân
đói khổ oán thán khôn xiết. Đây là lần chinh phạt Tây Hạ thứ nhất.
Quốc vương Bất Hãn phải nghe những lời oán thán ấy không hề
tức giận người Mông Cổ mà lại đổ hết căn thù lên đầu người Kim.
Hóa ra Tây Hạ và Kim đã có ký kết hòa ước, bất cứ bên nào lâm nguy
thì bên kia phải đưa quân tới giúp. Thế mà quân Mông Cổ bao vây
thành Trung Hưng hơn một tháng vẫn không hề thấy bóng dáng của
quân đội triều Kim đâu. Từ sự tức giận này, Bất Hãn sai sứ giả sang