chịu khó học hành, thao luyện võ nghệ nên ngay từ thời niên thiếu đã
nổi tiếng là đọc sách nhiều, nhớ dai, vì vậy đầu tiên được làm chức
văn thư trong huyện. Một lần, vì bất hòa với cấp trên vốn là quan lại
nhà Nguyên mà Lượng vẫn thường chê ngu dốt hơn mình, Lượng liền
gia nhập vào quân Hồng Cân do Từ Thọ Huy cầm đầu.
Nhờ có võ nghệ cao cường, lại học hành đôi chút nên Trần Hữu
Lượng chiến đấu rất mưu trí, nhiều lần lập được công trạng, dần dần
thăng tới Lãnh binh nguyên soái, tự xưng là “Bình Chương”. Năm
1360, Trần Hữu Lượng bí mật sai người thân tín dùng trùy sắt đánh
chết Từ Thọ Huy rồi lên ngôi hoàng đế ở Thái Thạch đặt quốc hiệu là
Hán, đổi niên hiệu là Đại Nghĩa rồi sai người đi ước hẹn với Trương
Sĩ Thành cùng đi đánh Chu Nguyên Chương ở Ứng Thiên.
Đây là trận chiến ác liệt và gay go bởi quân số bên địch đông hơn
rất nhiều. Thế nhưng Chu Nguyên Chương rất tài tình, một mặt chống
đỡ một mặt sai Từ Đạt đánh ngang hông chia cắt quân của Trần Hữu
Lượng ra làm hai, không còn tiếp trợ cho nhau được nữa. Thật sự Trần
Hữu Lượng dựa vào sức mạnh của thủy quân nên về đánh trên bộ thì
rất yếu so với các cách dùng binh của Chu Nguyên Chương và nhất là
của Từ Đạt.
Kết quả cuối cùng Trần Hữu Lượng đại bại, dùng thuyền chạy về
Giang châu. Trong trận này Chu Nguyên Chương bắt được khá nhiều
tù binh cùng với các chiến thuyền của Trần Hữu Lượng, thanh thế
càng tăng cao. Lúc ấy Trương Sĩ Thành về đầu hàng triều Nguyên,
được lệnh tấn công quân khởi nghĩa Hoàng cân do Lưu Phúc Thông
nắm giữ. Vì trước kia có mối liên hệ với Hoàng cân và nếu để Lưu
Phúc Thông thất bại thì Ứng Thiên phủ cũng bị hở sườn nên Chu
Nguyên Chương quyết định đem 20 vạn quân trở về cứu Hồng Đô, có
cả Từ Đạt theo.
Quân hai bên bày trận ở trên hồ Phiên Dương và sau đó xảy ra
một cuộc chiến hết sức quyết hệt. Có thể nói đây là cuộc chiến quyết
định sự tồn vong của cả hai bên nên mỗi bên có cách hành xử khác