đầu từ đây với quân tướng trong tay, Từ Đạt trở thành trụ cột không
thể thiếu của Chu Nguyên Chương và có những chiến công hết sức lẫy
lừng.
Thế nhưng Trương Sĩ Thành không chiếm được Trấn Giang thì
liền cho thủy quân tấn công cố lấy lại. Từ Đạt dù ít quân hơn hẳn
nhưng vẫn chỉ huy cầm cự kiên cường, đồng thời cấp tốc báo về Chu
Nguyên Chương xin quân tiếp viện. Đã có lực lượng tương đồng, Từ
Đạt liền bày trận thế, chia quân ra làm ba cánh liên hợp với nhau mà
đánh. Riêng ông thì chỉ huy trung quân đánh trực diện. Với tài ba lỗi
lạc cùng với tinh thần chiến đấu hừng hực, cuối cùng Từ Đạt lại lập
công lớn, đánh bại quân của Trương Sĩ Thành, bắt sống được hai
tướng của đối phương. Thừa thế, Từ Đạt cho quân tiến đến Thường
châu.
Biết quân địch còn khá mạnh, Từ Đạt không vội tấn công mà cứ
bao vây chặt chẽ, đồng thời phái quân đi đánh chặn các đường tiếp tế
của đối phương. Chẳng bao lâu trong thành Thường châu hết lương
thực, quân dân náo loạn, Từ Đạt liền xua quân tấn công dữ dội và
chiếm được thành. Chu Nguyên Chương rất mừng vì chiến thắng này,
đổi tên Thường châu lộ thành Thường Châu phủ và thiết lập Khu Mật
Viện ở đó, cho Từ Đạt đứng đầu, còn tướng Thang Hòa giữ chức Khu
Mật Viên Đồng Thiêm.
Cùng năm ấy, Từ Đạt theo Chu Nguyên Chương tiến đánh Ninh
Quốc, bắt sống được em của Trương Sĩ Thành là Trương Sĩ Đức. Tuy
nhiên lúc ấy vẫn còn một số quân nổi dậy có liên hệ với họ Chu, vì
vậy Từ Đạt liên minh với quân của Thiệu Vinh đánh chiếm Nghi
Hưng phủ. Thế là toàn bộ Ứng Thiên phủ đã không còn bị uy hiếp
nữa. Tất cả những công trạng ấy đều có mặt của Từ Đạt.
Năm 1360, Từ Huy Thọ bị bộ tướng dưới quyền là Trần Hữu
Lượng sai người giết chết. Theo “An Nam chí lược” của Lê Tắc, Trần
Hữu Lượng là hậu duệ của Trần Ích Tắc, người Việt Nam, sinh sống ở
Cái Dương, Hồ Bắc. Trần Hữu Lượng xuất thân đánh cá nhưng rất