Từ Đạt không muốn quân sĩ chết nhiều nên cứ trì hoãn cuộc tấn
công tổng lực, nay thấy Trương Sĩ Thành quá ngoan cố thì không
dừng được nữa, ra lệnh cho toàn quân dốc sức tấn công. Quân của Từ
Đạt rất tinh nhuệ, lại được một danh sĩ là Lưu Bá Ôn mới về phò tá
cho họ Chu, chế tạo ra “vân thê” (thang làm bằng mây) nên từ bốn cửa
thành trèo vào tấn công hết sức dữ dội. Kết quả là Trương Sĩ Thành
nhìn thấy thành bị chiếm, bao nhiêu công lao từ lúc khởi nghĩa đến
nay tiêu tan thành mây khói, đau lòng vào nhà riêng tự thắt cổ mà
chết.
Thông thường thành nào quyết tử chiến đến khi bị đánh hạ sẽ bị
trả thù tàn nhẫn, riêng Từ Đạt có lòng nhân từ, sai quân treo bảng trấn
an và hạ lệnh nếu cướp phá tài sản người dân hoặc giết người đều bị
xử trảm. Nhờ vậy gần 20 vạn dân quân trong thành Bình Giang đều
được yên ổn, người người đều ca tụng.
Nhờ chiến công đánh hạ thành Bình Giang, Chu Nguyên Chương
đích thân đến cửa Kích Môn đón chào, thăng Từ Đạt lên làm Tín Quốc
công, còn Thường Ngộ Xuân được phong Ngạc Quốc công. Lúc đó
chỉ còn lại lực lượng của Dương Quốc Trân ở Chiết Giang. Tuy nhiên
đó là lực lượng khá yếu kém, không sao chống nổi với các danh tướng
của triều Ngổ, chỉ trong vòng vài tháng đã bị tiêu diệt.
Đến đây mới là bước ngoặt quan trọng, đó là trực diện đối đầu
với quân triều Nguyên ở các tỉnh phía bắc như Hồ Bắc, Hồ Nam,
Giang Tây, An Huy, Triết Giang. Để đối phó với quân chủ lực triều
Nguyên, Chu Nguyên Chương cho phép các Đại tướng được toàn
quyền quyết định, ứng xử tùy theo hoàn cảnh chiến trường không phải
tâu báo về triều đình.
Sau đó vào năm 1367, Chu Nguyên Chương phong Từ Đạt làm
“Chinh Lỗ Đại nguyên soái” cùng với Thường Ngộ Xuân dẫn 25 vạn
quân tiến lên phía bắc. Từ Đạt mau chóng chiếm được Sơn Đông rồi
từ đó làm bàn đạp tiến đánh Tương Dương, Nam Dương, Nghi châu.
Chỉ trong năm ấy, quân của Từ Đạt đã tiến xa hơn kế hoạch, đến chân