được quân mã thì sẽ rất khó đánh. Đó là kế sách “sét đánh không kịp
bưng tai” nên Chu Nguyên Chương chấp nhận ngay.
Tuy nhiên trước khi xuất quân, Từ Đạt còn hỏi rõ Chu Nguyên
Chương nếu quân Nguyên bỏ chạy sâu vào nội địa thì có nên truy kích
đánh giết hay không? Đó là sự cẩn trọng của Từ Đạt và cũng là tiên
đoán kết quả quân sự mà ông đã nắm chắc trong tay. Chu Nguyên
Chương cho rằng quân Nguyên đã thiệt hại quá lớn mà quân mình
cũng cần phải có thời gian chỉnh đốn nên không cho Từ Đạt truy kích.
Dù đã chắc thắng mười phần, Từ Đạt vẫn xuất quân rất thận
trọng, từng bước đánh chiếm các thành trì xung yếu quanh Đại Đô.
Nếu bỏ qua các thành này, có thể bọn chúng sẽ bất ngờ tập hậu sau
lưng hay gây khó khăn cho các đoàn quân tiếp tế lương thảo. Từng
bước một Từ Đạt cho quân theo Hoàng Hà tiến lên phía bắc, đánh
chiếm Đức châu, Trường Lư, Trực Ngô rồi thẳng tiến đến Thông châu.
Những tin bất lợi liên tiếp bay về Đại Đô, cộng với tinh thần đã
quá suy sụp, lập tức Nguyên Thuận đế thu xếp cùng với các phi tần lén
lút bỏ chạy về Cư Dung quan. Đến đây Nguyên Thuận đế vẫn chưa
cảm thấy yên tâm, tiếp tục chạy đến Khai Bình, sâu mãi trong Nội
Mông. Khi thành lập triều Nguyên, không biết các Hoàng đế có cảm
giác như trước sau gì cũng không thể giữ nổi Trung nguyên hay không
mà lập ra hai kinh đô, một ở Đại Đô, một gọi là Thượng đô ở Khai
Bình.
Từ Đạt chẳng tốn một mũi tên cũng đường hoàng tiến vào Đại
Đô. Ông tiến quân quá nhanh nên cả triều đình bù nhìn do nhà Nguyên
dựng lên đều không kịp chạy trốn. Từ Đạt lấy danh nghĩa là Thừa
tướng triều Minh, ban bố khuyến dụ nếu ai thành khẩn đầu hàng thì sẽ
tha chết, còn lại đều đem chém đầu làm gương, trong đó có cả Hoài
vương và hai viên Tể tướng của triều Nguyên.
Nhờ chính sách giải quyết ôn hòa và nghiêm minh của Từ Đạt,
hoàn toàn không có cảnh đại loạn xảy ra, người dân Đại Đô dù là Hoa