12 TƯỚNG SOÁI TRUNG HOA - Trang 43

Sở vương liền nghe theo, sai tiếp tục thi hành lệnh đại xá nhưng

riêng người con thứ của Phạm Lãi thì đem ra chém không tha. Khi
người con trưởng đem thi hài em về nhà, người mẹ khóc ngất không
thôi. Phạm Lãi thong thả nói:

– Sở dĩ tôi muốn sai đứa út đi là vì nó sinh ra lúc nhà giàu sang,

như vậy sẽ không tiếc rẻ số vàng quá lớn. Còn đứa lớn sinh ra lúc còn
khó khăn, tất có tính tiết kiệm, vì thế chắc chắn sẽ tiếc rẻ mà đòi lại số
vàng đó. Nó đem xác đứa em về là đúng lắm rồi.

Có nhiều người đọc câu chuyện này chê trách là Phạm Lãi “có

thể phục hưng được cả nước Việt mà không đủ khôn ngoan cứu con
mình”. Thật ra câu chuyện chưa chắc đã là thật sự, chỉ nói lên một
điều: “Phạm Lãi không những là danh tướng nhiều mưu trí mà còn là
một người minh trí, biết xét đoán mọi việc rất rõ ràng, đến ngay cả
Văn Chủng cũng phải nể nang khen ngợi. Ông cũng đã bố trí kế sách
thoát khỏi sự truy bắt của Câu Tiễn hết sức tài tình thì tại sao lại để
cho vợ mình giết chết Tây Thi, người mà ông vẫn hằng yêu mến, thề
non hẹn biển từ khi chưa hiến thân cho Phù Sai?

Có lẽ câu chuyện Tây Thi bị người vợ cả ghen dìm chết dưới

sông cũng là do Phạm Lãi tung tin ra chăng? Một khi Tây Thi đã chết
thì sẽ không còn ai chú ý tới và ông sẽ cùng giai nhân vui hưởng hạnh
phúc suốt đời? Dù là giả thuyết nào đi nữa, suốt chiều dài lịch sử
phong kiến cổ đại Trung Hoa chưa hề có vị danh tướng nào vừa đạt
chiến công vang dội vừa biết tìm hạnh phúc cho mình hài hòa như
Phạm Lãi. Hậu thế phải nghiêng mình kính phục tài trí quân sự của
ông, đồng thời cũng ngưỡng mộ cách sống của một người quân tử
Trung Hoa đúng nghĩa.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.