Lãi mấy lần thỉnh cầu không được, một đêm đột ngột cùng gia quyến
đi một chiếc thuyền nhỏ qua ngã Tề Nữ môn, thẳng đến Ngũ hồ. Câu
Tiễn toan mang quân đuổi theo nhưng Văn Chủng can gián, nói rằng:
– Phạm tướng quân là người đa mưu túc trí, một khi đã bỏ đi như
vậy tất đã bố trí sẵn sàng nhiều phương án nghi binh. Đại vương muốn
truy đuổi cũng vô ích mà thôi.
Câu Tiễn nghe hữu lý, thở dài, bãi bỏ việc này. Sau khi Phạm Lãi
đi rồi, Văn Chủng nhận được một bức thư của ông khuyên nên ưu thời
mẫn thế, biết rút lui đúng lúc. Văn Chủng đọc xong chỉ biết thở dài,
mãi đến khi Câu Tiễn ngỏ ý nghi ngờ, nói:
– Ta nghe Tướng quốc có đến 7 kế sách để diệt nước Ngô, nay
mới dùng có 3 đã thành công hoàn toàn. Vậy 4 kế sách còn lại là gì?
Phải chăng để đối phó với ta? Ta nghĩ rằng Tướng quốc nên đem 4 kế
sách ấy xuống tuyền đài mà sử dụng.
Nói xong, Câu Tiễn để lại thanh bảo kiếm rồi ra về. Văn Chủng
ngửa mặt lên trời than thở:
– Ta không nghe lời Phạm tướng quân, nay chết là đáng lắm rồi.
Sau đó Văn Chủng tự đâm cổ mà chết. Riêng tung tích của Phạm
Lãi có nhiều giả thuyết khác nhau, người thì quả quyết đã nhìn thấy
ông cùng với Tây Thi rong chơi Ngũ hồ, đôi trai tài gái sắc thực hiện
lại lời thề năm nào trước khi đến nước Ngô. Cũng có giả thuyết cho
rằng Phạm Lãi đem Tây Thi về ở chung, ngày ngày mê đắm khiến Phu
nhân nổi cơn ghen, bí mật sai thị tì bắt Tây Thị buộc đá ném xuống
sông dìm chết. Vì vậy Phạm Lãi mới chán nản từ quan, đi tìm niềm
vui nơi sông nước để quên đi mối tình dang dở với mỹ nhân.
Theo một giả thuyết khác thì Phạm Lãi đến đất Tề, đổi tên thành
Chi Di Tử Bì và làm quan tới chức Thượng khanh, sau một thời gian
mới qui ẩn ở Đào sơn, xưng là Đào Chu công, chuyên viết sách mà
nay còn truyền tụng một cuốn của ông tên là “Trí phú kỳ thứ’. Theo
giả thuyết này thì cuối đời ông mất ở đất Đào nhưng không ai biết rõ
ngày tháng.