quanh, bao gồm cả con đường cái bên ngoài trường học, những cửa hàng và
vỉa hè dọc theo con đường, và cả khu chung cư sáu tầng.
Qua ống kính viễn vọng, tôi nhìn thấy cô ấy.
Thì ra cô ấy ở ngay khu đối diện trường học, tuy cách hai dãy nhà,
nhưng vẫn có thể nhìn thấy cửa sổ nhà cô ấy từ khe hở giữa các toà nhà qua
ống kính viễn vọng. Đó là một căn phòng nhỏ tới đáng thương, cô ấy bắt
buộc phải ngủ cùng giường với mẹ. Vật dụng trong nhà vừa đơn giản lại cũ
kĩ, chỉ có mỗi tấm gương trên bàn trang điểm được lau sáng bóng. Những
người hàng xóm đều là kẻ cục cằn, ngày nào cũng phải cãi nhau thậm chí
động chân động tay vì mấy chuyện lông gà vỏ tỏi. Tuy mẹ cô ấy trông rất
đoan trang, có thể đã từng là người làm công theo giờ xinh đẹp quyến rũ,
đến kì nghỉ lễ quốc khánh dài ngày cũng phải đi làm. Cô ấy không đi thăm
họ hàng, càng không có ai tới thăm hai mẹ con họ. Cô ấy rất ít khi trò
chuyện với mẹ mà xem phim Hàn một mình suốt kì nghỉ, bắt đầu từ lúc ngủ
dậy vào buổi trưa tới nửa đêm đi ngủ.
Hơn nữa cô ấy không có ba.
Tôi biết, đây chính là cái mà người ta gọi là rình mò, nhưng tôi chưa
từng thay đổi, cô ấy cũng thế.
Ngày 22 tháng 12.
Đông chí.
Tôi sắp chết rồi.
Tối qua, tôi đi theo em lên tàu hoả.
Tôi đông cứng đứng ở móc nối giữa các toa tàu, nhìn mái tóc lộ ra từ khe
hở trên chỗ ngồi qua biết bao bóng lưng.
Tuy em cũng đang tìm tôi, lại chưa từng nhận ra tôi luôn đi theo em.
Đứng trong tàu hoả chật chội suốt một đêm mà tôi không hề thấy mệt, đó
là triệu chứng cho thấy bệnh đã tới giai đoạn cuối.
Nếu không có cuốn nhật kí này, thì tôi đã quên mất em là ai rồi.
Khi tôi xuống tàu, tới cái huyện xa lạ này còn không biết đây là nơi đâu,
tại sao lại tới đây, thậm chí còn quên cả tên mình, trừ lúc lấy chứng minh
thư ra mua vé tàu thì những khi khác tôi đều quên.