Xoay chuyển rắc rối
Khi cuộc trò chuyện bắt đầu “hạ nhiệt” thì bạn có cơ hội chỉ ra vấn đề đó
hiệu quả và tích cực hơn. Bạn có thể nói: “Tôi thực sự muốn chúng ta hãy
ngồi xuống và cố gắng cùng nhau giải quyết vấn đề này.” Nếu người kia có
vẻ dịu đi, hãy thực hiện những cử chỉ thể hiện sự bình tĩnh như bắt tay hay
đặt tay lên vai, thể hiện bạn sẵn sàng đàm phán. Nếu cần, hãy lên kế hoạch
cho buổi họp sau, khi cả hai đã thực sự bình tĩnh.
Tự răn
Bạn hãy quan sát ngôn ngữ cơ thể và những tín hiệu không lời, nhưng hãy
chú ý để hiểu được những thông tin ẩn chứa trong đó. Ví dụ như bạn có thể
coi cơn tức giận của đồng nghiệp là nhằm vào bạn, trong khi đơn giản là
người đó có một ngày làm việc không suôn sẻ. Khi nghi ngờ cảm xúc và
suy nghĩ của người khác, hãy hỏi người ta.
Mâu thuẫn giữa bạn và nhân viên
Khi bạn cảm nhận mâu thuẫn hay rắc rối nào đó phát sinh giữa mình và
nhân viên thì hãy giải quyết sớm trước khi rắc rối ấy trở nên tồi tệ hơn. Bạn
càng để vấn đề trầm trọng hơn thì càng khó giải quyết. Hãy cố gắng hiểu
cảm giác và quan điểm của nhân viên. Trước khi đưa ra lời nhận xét về
hành động của nhân viên, bạn cần lắng nghe vấn đề “bằng cả hai tai”. Hãy
bình tĩnh và tìm cách nói chuyện thẳng thắn kịp thời. Lặp lại điều bạn cho
rằng mình đã nghe thấy để nhân viên tin tưởng bạn một cách tuyệt đối. “Vì
tôi đã lắng nghe anh trình bày nên tôi hiểu rằng anh cũng nản lòng rồi. Có
phải vậy không?” Hãy mạnh mẽ nhưng quả quyết khi nào có thể. Bạn chắc
chắn không muốn rúm ró lại và để nhân viên “trèo lên đầu mình”, nhưng
bạn càng lắng nghe nhiều thì bạn càng tránh được mâu thuẫn phát sinh,
thậm chí có khi bạn phải từ chối yêu cầu của nhân viên. “Thật không may,
vì điều kiện kinh tế hiện tại mà chúng tôi không thể thăng cấp cho anh
trong thời gian này.” Nếu nhân viên phản ứng rằng “Nếu không phải bây