Cảm ơn người khác vì họ đã dành thời gian tham gia và đóng góp ý kiến.
Làm theo những điều đã được thống nhất.
Đối phó với người không thân thiện
Không quan trọng người khác phản ứng ra sao, hãy chú ý đừng để mình bị
mất cân bằng. Hầu hết mọi người đều thân thiện và vui vẻ tham gia vào câu
chuyện của bạn nhưng nếu bạn gặp phải người không muốn hòa đồng thì
cũng đừng quá nặng nề. Hãy luôn bình tĩnh và làm chủ tình huống một
cách tốt nhất.
Chủ động lắng nghe
Đừng quên cho người phỏng vấn có dịp nói. Chủ động lắng nghe giúp bạn
bình tĩnh lại vì sự tập trung không còn hướng vào bạn nữa mà hướng vào
người khác. Nếu bạn không trấn áp được sự hồi hộp thì bạn có thể bỏ qua
những gợi ý của người phỏng vấn, điều này giúp bạn có thể điều chỉnh lại
cách tiếp cận và có được công việc đó.
Những khoảng lặng hiệu quả
Những từ đệm như “ừm”, “à” thường gặp trong giao tiếp, chẳng hạn trong
một bài thuyết trình, một buổi đàm phán, một buổi phỏng vấn, giao tiếp với
mọi người hay khi chào hàng. Có vẻ như bản chất của con người là lấp đầy
khoảng trống trong giao tiếp, và chúng ta đều tự mình làm điều đó. Những
từ đệm điển hình trong giao tiếp như “anh biết đấy,” “kiểu như,” “và điều
đó,” “ý tôi là,” “hay điều gì đó tương tự” “vào lúc này,” “về cơ bản thì,”
“lúc này hay lúc khác,”…
Tạm ngưng là cách tốt nhất để tránh lấp những khoảng lặng và để không
phải nói “ừm, “à” nữa. Tạm ngưng để có bài thuyết trình đúng lúc và giúp
những tư duy được hoàn chỉnh. Khoảng lặng sẽ giúp bạn có được phong
cách thoải mái và lịch thiệp hơn.