doanh nghiệp thì còn ở trong thời kỳ phôi thai.
Nếu quả một khoa học doanh nghiệp đáng gọi là khoa học ra đời được,
tất phải nhờ đến những nhà doanh nghiệp đứng ra sáng lập và đeo đuổi đến
cùng.
Những nhà sáng lập khoa doanh nghiệp không phải là những người
chuộng lý thuyết, không phải những người vô kinh nghiệm. Khoa học ấy lại
càng không phải là sự nghiệp của một người: nhiều quan niệm khác nhau,
nhiều ý kiến khác nhau được tập hợp lại và vượt quá sức của một người.
Phần to lớn nhứt mà một người có thể góp vào khoa học ấy như Pasteur
đã góp vào y học, và Darwin góp vào khoa học tự nhiên, ấy là lập thành vài
nguyên tắc căn bổn.
Riêng về phần tôi, lẽ ra tôi phải cáo lỗi đã nhúng tay vào một công việc
này. Thật ra tôi không phạm một lỗi nào. Nếu tới thành công được thì tốt,
bằng không "cũng vẫn tốt, nhưng ít tốt hơn", nói theo lời của Herbert
Spencer.
Những điều tôi có thể nói ra đây, tôi đã gặp được nhiều cơ-hội đặc-biệt,
không phải để thu-nhặt tài-liệu, mà còn để thí-nghiệm kết-quả của những
điều tôi quan-sát được trong cuộc hoạt-động doanh-nghiệp hiện-tại. Tôi đã
bỏ ra đến hai chục năm để hoàn-thành cuộc thí-nghiệm: bao nhiều đó có đủ
binh-vực cho sự gắng sức của tôi đây chăng?
Những định-lý của tôi lập thành đây, hẳn có nhiều cái còn khuyết-điểm
và có khi tôi đem phổ-thông ra một cách vội-vàng quá. Người đi tiên-phong
thường hay phạm vào sự thái-quá ấy. Bởi vậy công-việc tôi làm có lắm chỗ
hở cho sự chỉ trích và phỉ-báng.
Nhưng tôi sẽ chứng-tỏ một sự thật mà tôi không có quyền hoài-nghi hay
chối-cãi, sự thật ấy hiện có. Sự thật ấy là sự tiến-triển của công-việc doanh-
nghiệp phải tuỳ theo những phép-tắc nhứt-định, phải tuân theo những
ĐỊNH LÝ. Tôi phải chứng-tỏ rằng công-việc doanh-nghiệp-không phải
xây-dựng trên một miếng đất xốp không đủ sức chịu-đựng nần-tảng của
khoa-học. Trên miếng đất ấy tôi sẽ xây một cái lòng bằng đá cuội, tôi sẽ đặt
nền-móng. Như vậy sẽ có nhiều người đến nữa: họ sẽ xây dựng một cách
chắc-chắn hơn.