2.-Hai số lượng bằng nhau thêm vào hai số lượng bằng nhau, tổng số
cũng bằng nhau.
3.-Hai số lượng bằng nhau rút bớt trong hai số lượng bằng nhau, số còn
lại cũng bằng nhau.
4.-Hai số lượng bằng nhau thêm vào hai số lượng không bằng nhau, tổng
số không bằng nhau.
5.-Hai số lượng bằng nhau rút ở hai số lượng không bằng nhau, số còn
lại không bằng nhau.
6.-Hai số lượng đều bằng xấp đôi số lượng thứ ba, hai số lượng ấy bằng
nhau.
7.-Hai số lượng đều bằng phân nửa số lượng thứ ba, hai số lượng ấy
bằng nhau.
8.-Hai khối để chồng lên nhau và choáng một không gian như nhau, hai
khối ấy bằng nhau.
9.-Toàn thể lớn hơn một phàn.
10.-Hai đường thẳng không, làm thành một diện tích.
11.-Tất cả các góc thẳng đều bằng nhau.
12.-Hai đường thẳng gặp nhau thì cả hai không cùng song-song với
đường thẳng thứ ba được.(Định lý của Playfair).
Muốn tạo một cơ-sở cho kỹ-hà-học, người ta dùng những định nghĩa,
những giả thuyết. Và dựa vào những định nghĩa, những giả thuyết, người ta
đặt ra những định lý kỹ hà (théorèmes), và dựa vào những định lý kỹ-hà ấy
người ta đặt ra những bài toán. Người ta dùng sự xác định này để tạo ra sự
xác định khác, rồi cứ thế dựng thành, một toà tri thức rất chắc-chắn.
Đó là nói kỹ-hà-học. Đến như khoa doanh nghiệp thì người ta gặp nhiều
nỗi khó khăn hơn. Công việc doanh nghiệp tuỳ thuộc nhiều yếu tố thường
thay đổi: trong công việc ấy người ta không gặp những đường thẳng, những
góc nhứt định , những hình rõ ràng, mà lại gặp những điều kiện, những
người, những hàng hóa thay đổi luôn luôn.
Khoa doanh nghiệp vô cùng phức tạp hơn kỹ-hà-học. Sự phức tạp ấy
không cấm ta đi mạnh vào sự tìm hiểu khoa học ấy được.