Viết quyển sách này, tôi chứng tỏ rằng công việc doanh nghiệp do một
khoa học mà ra.
Tôi không dám quả quyết rằng khoa doanh nghiệp là một khoa học đầy
đủ; khoa học ấy chưa có phép tắc, định lý, nguyên tắc được mọi người công
nhận, và nó còn hỗn độn, đầy-dẫy những điều bất-thường, những ý kiến kỳ
quái.
Có lẽ một số nhà doanh nghiệp đại-tài đã xứng danh là bực tiền khu, vì
họ đã đưa ra được một ít nguyên tắc và đã thành công một cách rõ ràng.
Người ta cũng từng thấy một số công xưởng được tổ chức trên một nền
tảng khoa học và được hưng vượng khác thường.
Kể ra thì "Khoa doanh nghiệp" là một khoa học ít người nói đến. Người
ta mới thấy chừng mươi quyển sách có giá trị nói đến khoa ấy. Những tài
liệu hiếm hoi thâu góp được đều do trường học dạy ra ; chỉ có một số ít
người biết dùng những tài liệu ấy.
Tôi tưởng đã đến lúc các nhà đề xướng "Khoa học doanh nghiệp" nên
công bố những điều họ đã tìm kiếm được : một khoa học không thể nào
sinh trưởng trong bóng tối được.
Khoa học ấy ra đời chắc chắn sẽ bị công kích, nhưng với sự cương quyết
của những kẻ chủ trương, nó sẽ phát triển đúng theo đà của nó.
Nếu toán học có những phép tắc nhứt định gọi là định lý thì "Khoa
doanh nghiệp" cũng vậy. Khoa doanh nghiệp cũng có những định lý làm
thành trụ cốt căn bản cho nó. Định lý ấy đối với nhà doanh nghiệp cũng như
kim chỉ nam đối với người thuỷ thủ, cái cưa đối với người thợ làm sườn
nhà, cái kẽ chỉ (tire-ligne) đối với nhà kiến trúc.
Để giải nghĩa ràng chữ định lý theo tôi hiểu, tôi muốn nhắc lại mười hai
định lý của Euclide. Mười hai định lý ấy như sau nầy :
1.-Hai số lượng đều bằng một số lượng thứ ba, hai số lượng ấy bằng
nhau.