16 BÍ QUYẾT ĐỂ HÁI RA TIỀN - Trang 28


ĐỊNH LÝ THỨ BA

GIÁ BÁN LÀ TỔNG SỐ

TIỀN MUA CỘNG THÊM TIỀN LỜI.


Dầu anh phải giữ một địa-vị quan-trọng trong công-việc doanh-nghiệp đi

nữa, anh sẽ không mất thời-giờ nếu anh dành trọn một ngày nghỉ để
nghiên-cứu kỹ-lưỡng vấn-đề giá bán, vừa ôn lại những kinh-nghiệm đã qua.

Trước hết, giá bán là gì? Cái gì kết-cấu thành giá bán? Nó gồm mấy yếu-

tố? Hai yếu-tố hay là sáu, mười, hai mươi?

Anh có căn-cứ vào một quy-tắc nhứt-định để tính giá bán không? Hay

anh tính phỏng chừng? Anh tính theo ý muốn độc đoán của một nhà vua
chuyên-chế, hay tính một cách hợp-lý như một nhà doanh-nghiệp? Vấn-đề
tính giá quan-trọng ấy, anh giải-quyết bằng cách tính thật cao, lấy cái lời-
của món nầy bù vào cái lố của món kia? Hay là anh theo một quy-tắc nhứt-
định để phân đồng một số lời nhứt-định theo tỉ-lệ các món hàng? Cách tính
của anh tuỳ theo một cái giá-biểu (cote) đã có sẵn hay tuỳ theo khách hàng?
Hay tuỳ theo sự cần-dùng tiền bạc của anh? Anh đã định trước một đường
lối rõ-ràng hay là anh tuỳ cảnh-ngộ mỗi ngày mà thay đổi?

Thật ra thì giá bán phải được quyết-định theo vô-số điều nhận-xét.
Giá gộp (brut) của hàng-hoá, tình-hình thị-trường, sự cạnh-tranh giữa

người mua, tiền mướn nhà cửa, tiền thuế-vụ, số nhân-công, tình-hình tổng-
quát, đó là những điều-kiện phải để ý đồng-thời với số tiền lời để định giá
một món hàng.

Định giá bán một món hàng không phải là một chuyện dễ. Thật là một

công-việc hết sức phiền-phức.

Biết bao nhiêu người không hề biết có "một giá bình thường", một thời-

giá (cours), cũng như họ không biết có một phép-tắc về giá-cả, bất-biến,
thường-trực mà ta phải theo dõi luôn-luôn.

Một nhà-buôn không chuyên-tâm tìm biết tất cả những thành-phần làm

thành giá vốn để thêm vào giá vốn ấy một số lời phải chăng, thì cuộc làm ăn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.