Có những người bán hàng làm cho người mua cụt hứng một cách thái-
quả. Họ phí công trương ra mắt người mua rất nhiều hàng, nhiều hơn sự
đòi-hỏi của khách. Đó là họ quan-niệm một cách sai-lầm về cách bán hàng.
Những người bán hàng ấy không biết rằng mỗi lần dùng tay vận-dụng hàng-
hoá là làm cho hàng-hoá bớt lời. Món hàng trong cửa hiệu không phải để
phô-trương mà để bán.
Muốn nhận rõ tất cả sự quan-trọng của định-lý nầy, cần phải khảo-cứu
những cử-động và dùng đồng-hồ để tính đặng biết trong mỗi giai-đoạn một
công-việc cần bao nhiều cử-động (mouvements) và mỗi cử-động tốn bao
nhiêu thời-giờ. Nhờ vậy, mà trong các xưởng máy người ta có thể đi đến
chỗ tinh-xác (précision) và đúng-đắn cực-độ.
Về vấn-đề nầy, ta nên nhắc tới sự khảo-cứu tài-tình của ông Frank B.
Gilbreth ở Nữu-Ước về sự cử-động. Ông khảo-cựu về nghề làm hồ
(maçonnerie) và nhận thấy rằng muốn đặt một viên gạch, người thợ-hồ phải
dùng, đến 18 điệu-bộ. Ông thấy rằng một người thợ hồ cúi xuống lượm một
viên gạch, đưa lên cao, rảy, đặt lên hồ và sửa đi sửa lại nhiều lần hoàn-toàn
vô-ích.
Thấy vậy ông Gilbreth khảo-cứu cách đặt gạch hợp-lý, ông bảo thử để
gạch thành chồng và đem đi cho đúng cách, để họ vào chỗ thuận-tiện, mỗi
một toán thợ được thêm một người phụ để sai vặt, và nhờ cách ấy ông giảm
số 18 điệu-bộ cần-thiết để đặt một viên gạch xuống 5 điệu-bộ. Đáng lẽ mỗi
người thợ một ngày chỉ đặt 700 gạch, ông làm con số tăng lên từ 3.000 đến
3.500. Không phải mệt-nhọc hơn, mỗi người có thể áp-dụng phương-pháp
ấy một cách dễ-dàng và làm được công-việc năm lần nhiều hơn.
Bởi vậy nhiều xưởng máy nhờ giảm bớt hoặc bỏ những cử-động vô-ích
mà được cải-thiện hơn.Các máy trong xưởng phải sắp-đặt cách nào cho
công-việc trôi-chảy thuận chiều.
Mỗi một cử-động, dầu của người làm công hay của một món hàng, đều
gây một sự tổn-phí, đó là ý-nghĩa của. định-lý thứ bảy nầy. Như vậy, nếu
anh muốn tránh sự lãng-phí, thì trước hết anh hãy chú-ý tránh sự cử-động
vô-ích. Phải làm sao cho mọi cử-động đem tới một mối lợi, đó lả cái đích
mà mỗi ông chù sáng-suốt phải nhắm tới.