Người ta phải xê-dịch hàng ngàn cây số để viếng một khách hàng. Người
ta phải đi vòng trái đất để lãnh một mối hàng. Đặc-biệt nhứt là ở Huê-kỳ,
những người nào không du-lịch, đều bị coi là hạng ăn không ngồi rồi.
Một luồng gió hoạt-động đương thổi khắp trong giới doanh-nghiệp. Hình
như có một bộ máy toàn-vẹn giục người ta kiến-thiết và cấm người ta nghỉ-
ngơi. Hàng- hoá một xứ được gởi khắp hoàn-cầu. Nếu hàng-hoá ấy không
vừa lòng khách hàng thì khách hàng có thể trả lại: người ta lại gởi thứ khác,
người ta không coi điều ấy là quan-trọng.
Ngày nay người ta chào hỏi nhau bằng điện-thoại, người ta dùng điện-
thoại để báo tin mình ăn cơm-trưa ở nhà, người ta đánh điện-tín hỏi giá tăm
xỉa-răng; người ta du-lịch để thoả-mãn những thị-hiếu rất kỳ-quặc; người ta
gởi hàng khắp bốn phương trời, tuồng như công-việc doanh-nghiệp cũng
dễ-dàng như là trò chơi quần-vợt.
"Thời-đại chậm-chạp với bốn cây số mỗi giờ" ngày nay đã qua hẳn.
Thời-đại hiện-giờ là thời-đại của sự mau-lẹ. Chúng ta có thể đi một cây số
không mất đến một phút, và khi ta nói chuyện bằng điện-thoại thì không-
gian đã được thâu-rút như không có.
Sống trong một thời-đại như thế. chúng ta thấy thích sự vận-động.
Chúng ta cảm thấy sự vận-động là một điều hiệu-nghiệm. Nhưng chúng ta
lại thường quên hẳn sự thật quan-hệ nầy: SỰ DI-DỊCH LÀM TĂNG GIÁ
VỐN.
Tôi đã có dịp nói với vài nhà doanh-nghiệp Huê-kỳ rằng họ giống như
anh chàng thuỷ-thủ què và say rượu kia, anh ta làm lọt cái cẳng gỗ của anh
vào kẽ đá; không được ai đến cứu, anh ta đem hết nhẫn-nại và nghị-lực ra
để thoát nạn, mà suốt cả đêm anh ta chỉ biết loay-quay một mình; đến rạng
đông anh ta vẫn còn đó. Anh ta là mệt thí-dụ cho những người hoạt-động ồ-
ạt mà không có kết-quả gì.
Ta phải nhận rằng hoả-xa, tàu thuỷ, dây thếp đều sẵn có ở tầm tay chúng
ta đến nỗi chúng ta sanh ra lạm-dụng nó. Cơ-khí trong nhà máy của ta đầy-
đủ đến nỗi ta dùng một cách cẩu-thả. Phương-tiện vận-tải của ta nhiều đến
nỗi ta không dè-dặt về mặt di-dịch.