ĐỊNH LÝ THỨ BẢY
SỰ DI DỊCH LÀM TĂNG GIÁ VỐN
SỰ DÙNG máy, đường sắt, tàu thuỷ và xe hơi đã làm cho định-lý nầy
thành ra quan-trọng vô-cùng. Và từ khi thị-trường mở rộng đến nỗi thương-
mãi và kỹ-nghệ phải liên-lạc mật-thiết lẫn nhau thì định-lý nầy đem đến
một sự lợi-ích đặc-biệt cho các nhà-doanh-nghiệp nào có ý muốn làm hạ
bớt giá hàng-hoá.
Ở vào thời-đại mà người ta chỉ biết làm việc bằng tay và vận-tải bằng
ngựa, ở vào thời-đại mà lượng thợ còn thấp-kém và mỗi một-làng nhỏ đủ
sức tự-túc, thì sự vận-tải không đáng cho người ta chú-ý.
Nhiều nông-dân ở xa đồng ruộng đến nắm cây số và mỗi ngày họ chịu để
chưn đi về đến ba tiếng đồng hồ mà họ coi như không vì mỗi giờ họ chỉ ăn
được bốn xu, và lắm khi ít hơn nữa.
Ngày xưa, nhà máy lớn chưa có, người ta có lãng-phí một phút cũng
chẳng hại bằng ngày nay khi người ta phải dùng đến hàng ngàn người thợ.
Sự lưu-chuyền vào thời ấy rất chậm-chạp và không quan-trọng gì: những
cơ-quan thương-mãi vĩ-đại chưa ra đời.
Thời cổ-sơ, một người thợ giày có thể tự mình làm lấy một đôi giày, một
người thợ kim-hoàn làm xong được một chiếc đồng-hồ, một người thợ đóng
xe có thể đóng một chiếc xe; sự phân-công chưa có: người ta không cần
nghiên-cứu từng yếu-tố khác nhau làm gì.
Ngày nay, muốn chế-tạo một đôi giày, cần phải có 72 việc làm khác nhau
với sự cộng-tác của 72 người , thợ. Ngày nay có những xưởng máy dùng
đến 5.000 thợ và hơn nữa, một người không tự làm nổi trọn công-việc và
không ai có thể đứng vững một mình. Trong xã-hội, người và vật như đã
hoá thành chất loãng và hỗn-hợp với nhau. Vật và người tuồng như phải
dính chùm lại.