Tất cả các nhà buôn phải thuộc nằm lòng những nguyên-tắc ấy. Họ phải
biết rằng hôm nay bán mười còn hơn đợi ngày mai bán mười một. Họ phải
biết rằng bán trễ một hôm tức mất lời một ít.
Sự thật thì con số buôn-bán phải tính theo đơn-vị thời-giờ cũng như đơn-
vị tiền bạc.
Công-trạng lớn nhứt của các nhà chuyên-môn về thuật "ĐẮC. LỰC", là
dạy cho các nhà doanh-nghiệp tính giá-trị thời-giờ.
Dầu giàu-có đến bực nào đi nữa, ai cũng chịu dừng bước lại, cuối mình
xuống để lượm một đồng tiền rơi dưới đất. Thế thì tại sao lại có những ông
chủ chịu để cho từng khắc, từng giờ lãng-phí chung-quanh mình. Mà thật ra
một cắc bạc không quí bằng nửa giờ: ai cũng có thể gỡ được một cắc bạc
thua lỗ, nhưng không ai tìm được nửa giờ bị mất.
THỜI-GIỜ LÀM TĂNG NGUYÊN-GIÁ (prix coûtant).— Bởi vậy, phải
tiết-kiệm thời-giờ; phải bòn chen, gìn-giữ từng manh-mún thời-giờ! Trong
đời người, thời-giờ là cái vốn chánh. Còn ra là ảo-ảnh cả. Đời sống, phẩm-
cách, tiền-bạc, của-cải, tất cả đều phải dùng thời-giờ mà mua.
Trong các cuộc doanh-nghiệp, phải lấy thời-giờ làm yếu-tố chánh. Nên
tiện-tặn từng phút. Anh nên luôn-luôn tự hỏi nếu anh có thể xuất-sản mau-lẹ
hơn và bán được sớm hơn nữa không. Anh hãy cố-gắng giảm bớt số thời-
giờ xài-phí.
Anh đừng lo mình vội-vàng quá. Anh không vội-vàng quá đâu. Trên
đường đi anh thường chậm-chạp, thường bị tai-nạn, thường bị nhiều trở-
ngại khiến anh phải trễ-nải. Sự chậm-chạp anh không tìm cũng đến, sự
mau-lẹ, anh phải tập mới thành.
Vả lại, sự mau-lẹ trong lúc làm việc thường cho ta nghỉ được lâu và thâu
lợi được nhiều. Nói rõ hơn, mỗi khi làn việc anh nên làm việc như một cái
máy khoa-học tinh-xát, và như vậy anh sẽ rảnh-rang sớm hơn để làm những
việc anh thích.
Một nhà doanh-nghiệp đáng lẽ phải làm việc đến năm tiếng đồng-hồ, có
thể làm công việc ấy dễ dàng trong 3 tiếng, nếu y biết cách làm.