Trong bọn chúng ta, người nào giữ được hàng ngày trọn những điều mình
có?
Nếu anh vay 600.000 quan với tiền lời 5 %, anh phải trả bốn xu lời mỗi
phút. Nếu người kế-toán của anh tính nhầm và vay tiền sớm một ngày, anh
phải thiệt-hại 100 quan.
Thiếu chi nhà doanh-nghiệp vì không để-ý đến tiền lời chồng-chất mà
phải sạt-nghiệp. Tiền lời cũng như con rùa trong ngụ-ngôn: nó đi chậm-
chậm mà không bao giờ dừng bước. Những con thỏ nhẹ dạ, vô-tư-lự và vui-
tính thường bị nó vượt qua.
Hàng trữ trong kho thường là tiền vay để ứ-động. Nó còn kéo theo bao
nhiêu sở-phí, tiền nhà, tiền người làm công, tiền đèn nước, tiền quảng-cáo,
v.v... Bởi vậy nếu người ta muốn có lời thì phải lo bán gấp số hàng ấy.
HÀNG HOÁ CÀNG Ứ. ĐỌNG LÂU CÀNG TĂNG GIÁ.— Đó là một
lẽ tất-nhiên ghê-gớm và không có lối ra. Nhà buôn nào để hàng hoá ứ-đọng
và chờ người mua đến hỏi mới lo bán, nhà buôn ấy không thể thành-công
được.
Tôi từng biết có nhiều chủ tiệm vui-thích khi nhìn đống hàng-hoá của
mình chồng-chất cao-nghệu. Họ thích ngồi trên một đống hàng-hoá mênh-
mông và tôi tin chắc họ hy-vọng mang-máng rằng gặp một ngày hên nào
đó, họ sẽ đem bán cho tất cả bạn hàng trên thể-giới. Tất-nhiên, công-việc
doanh nghiệp của họ ngưng-trệ. Họ chôn sâu số lời mà họ có thể làm ra
được trong những kho-lẫm. Họ không biết rằng: THỜI-GIỜ LÀM TĂNG
THÊM GIÁ VỐN.
Đến đây ta nhận thấy sự khác nhau giữa tiền bạc và tài-sản (propriété).
Giá-trị tiền bạc tăng lên, giá-trị tài sản hạ xuống. Trong khoản thời-gian
mười lăm, hai mươi năm, tiền bạc có thể tăng bội hai lần, còn tài-sản thì
luôn-luôn mất giá.
Tiền bạc tăng. Tài-sản hạ. Nếu công-việc doanh-nghiệp của anh làm
bằng hàng-hóa, anh nên hoạt-động càng mau-lẹ càng tốt. Anh phải đem hết
năng-lực ra xuất-sản thật nhanh chóng, tiêu-thụ cấp-kỳ, và chuyên-chở
đừng trễ-nải.