Ngày nay trong thời-gian một ngày, người ta làm được những việc phi-
thường. Tại thị-trấn Pittsburg, mỗi ngày người ta gởi đi bổ-đồng 300.000
tấn hàng. Bọn nô-lệ Ai-cập phải dùng đến hai mươi năm mới xây-xong cái
Kim-tự- Tháp lớn, dân thành Pittsburg ngày nay có thể chế-tạo trong bốn
tuần-lễ một số hàng-hoá lớn bằng bốn lần cái Kim-tự-Tháp lớn nhứt.
Khi tôi đến viếng hãng xe Ford ở Détroit, tôi xin xem sổ để biết số sản-
xuất trong ngày hôm qua. Người ta cho tôi thấy 1.017 chiếc xe hơi đã hoàn-
thành và sẵn-sàng đem ra bán. Tôi nhận thấy có ngày con số ấy còn cao
hơn.
THỜ1-GIỜ LÀM TĂNG GIÁ VỐN.— Bởi vậy một công-việc được làm
mau-chóng, công-việc ấy có lợi hơn. Chính vì lẽ ấy mà người ta phải vội-
vàng, nhậm lẹ và tính tỷ-mỷ từng giây đồng-hồ.
Trong gia-đình, ít có ông chủ nhà nào tính được từng giây trong công-
việc làm. Nhà kiến-thiết hoả-xa Hartiman, dám bỏ ra đến 50 triệu để áp-
dụng một sự cải-cách có thể làm lợi cho mỗi chuyến xe nửa giờ đồng-hồ!
Thật ra, chỉ trong công-việc vĩ-đại người ta mới dám chịu tổn-phí nhiều như
thế.
Tôi còn nhớ, hình như ở Montréal, một nhà chế-tạo từ khước lời tôi xin
viếng nhà máy của y. Y nói: "Hiện nay tôi có 600 phụ-nữ làm công, và
chúng tôi bề-bộn công-việc. Nếu ông đi một vòng trong xưởng, mỗi công-
nhân ngước mắt nhìn khi ông đi qua và mất nửa phút đồng-hồ. Sáu trăm lần
nửa phứt tức là năm tiếng đồng-hồ. Tôi lấy làm tiếc quá, nhưng xin ông chờ
đến hết giờ làm việc."
Sự tính-toán ấy có phần thái-quá, nhưng sự thái quá ấy ít người chú-ý và
xét cho cùng là sự thái-quá đáng khen. Mấy cái giỏ đựng giấy thường chứa
rất nhiều những phút và những giờ mà người ta phung-phí
[7]
Trong một ngày tám giờ, anh chỉ sử-dụng được bốn trăm tám chục phút
và mỗi lần anh mất năm phút, công-việc anh bị thiệt-hại 1%. Số hàng trữ
của anh hạ xuống còn 99%. Nếu anh mất 50 phút thì số hàng còn 90% và
nếu anh mất thời-giờ nhiều nữa thì công-việc sẽ theo đó mà chịu thiệt-hại.