Nếu có lợi, số lời ấy nhà tư-bản đã hưởng một cách xứng-đáng. Họ làm
việc nhiều hơn ai cả; có ai đảm-bảo sự thua lỗ của họ; có ai trả lương hưu-
trí cho họ? Họ làm những việc nhọc-nhằn hơn cả những công-việc bằng tay
chân vì họ phải làm việc bằng đầu óc, phải quyết-định, phải dám chịu trách-
nhiệm.
Nhà tư-bản lý-tưởng cũng hiếm như nhà nghệ-sĩ có tài. Trong sự thành-
công của họ, sự may rủi dự phần rất ít, và thường hơn do sự kiên-tâm trì-
chí, sự phát-triển không ngừng con người họ.
Thường khi người ta nhầm-lẫn nhà tư-bản với người chủ-xướng
(promoteur), người đề-xướng ra những công-cuộc kinh-doanh mới. Nhưng
nhiệm-vụ của hai người khác nhan hẳn. Người chủ-xướng là người có nhiều
sáng-kiến, nhưng họ có thể là người chỉ-huy rất kém. Nhà tư bản và nhà
chủ-xướng khác nhau ở chỗ: người trước đặt tiền-bạc của mình vào công-
cuộc làm ăn còn người sau chỉ đặt tiền bạc của kẻ khác (tức là những người
hội-viên mua cổ-phần).
Người ta thường trách vì thiếu suy-nghĩ "tư-bản nhút-nhát". Lời trách
nầy không đúng; tư-bản rất mạo-hiểm, có khi quá táo-bạo; tôi thì trái lại, tôi
trách sự quá táo-bạo của tư-bản; tôi trách nhiều người quá mạo-hiểm gây
nên những cuộc làm ăn quá bấp-bênh.
Trước giờ chưa ai viết về "những hy-vọng tiêu tan của tư-bản" nhưng
nếu có ai soạn quyển sách ấy, nó sẽ đồ-sộ chẳng kém một bộ Bách-khoa
Tùng-thư. Trong đó người ta sẽ thấy kể rằng: những công-cuộc kinh-doanh
táo bạo nhứt xưa giờ chính do nhưng nhà tư-bản đốc-suất và đã chôn vào đó
nhiều tiền-của.
"Một mà mày nắm chắc còn hơn hai mà mày sẽ có". Đó là câu châm-
ngôn của những người làm thuê. Nhưng nhà tư-bản lại nghĩ khác: cái "một
mà họ nắm chắc" họ dám quăng-bắt để đoạt cái “hai họ sẽ có”; đối với họ
cái hy-vọng đạt quyền sở-hữu quý hơn quyền sở-hữu (possession); Vả lại
người nào sinh sống bằng huê-lợi đều biết tuân theo nguyên-tắc nầy.
Nếu chân-lý nầy đặng giới doanh-nghiệp nhìn-nhận thì ta sẽ thấy nhiều
ông Ất, ông Giáp, rút ra khỏi trường, doanh-nghiệp: vì doanh-nghiệp chỉ