hai năm sau ông được trở về Leningrad. Năm 1972, ông lại bị trục
xuất, phải sang Vienna, London và cuối cùng là Hoa Kỳ. Từ đây,
Brodsky sáng tác bằng cả tiếng Nga và tiếng Anh. Năm 1977, ông
nhập quốc tịch Mỹ và làm giáo sư văn học cho trường Cao đẳng Five
College ở Mount Holyoke, bang Massachusetts. Năm 1978, Đại học
Yale trao cho J. Brodsky bằng tiến sĩ văn học danh dự. Năm 1979, ông
trở thành thành viên của Viện Hàn lâm Nghệ thuật - Văn chương Mỹ.
Năm 1981, ông được Quỹ John D. và Catherine T. MacArthur trao
tặng giải thưởng cho các tác phẩm thiên tài. Năm 1986, cuốn tiểu luận
về nghệ thuật và chính trị Ít hơn một của ông được giải thưởng của
Nhóm các nhà phê bình sách Quốc gia (Mỹ).
Brodsky sáng tạo nên một thế giới thơ ca độc đáo được thể hiện bằng
những quan niệm của nghệ thuật hậu hiện đại. Các nhà phê bình coi
ông “là người tổng kết thơ ca thế kỷ XX”. Joseph Brodsky mất ở Mỹ
ngày 28-01-1996.
Tác phẩm:
- Vĩnh biệt, hãy quên, đừng trách cứ gì nhau... (Прощай, позабудь и не обессудь, 1957), thơ.
- Khúc bi ca lớn gửi Donne John (Большая элегия Джону Донну, 1963).
- Thơ và trường ca (Стихотворения и поэмы, 1965), thơ.
- Trạm dừng trong sa mạc (Остановка в пустыне, 1970), thơ.
- Kết thúc thời tốt đẹp. Thơ những năm 1964-71 (Конец прекрасной эпохи. Стихотворения 1964-71, 1977), thơ.
- Một phần của lời nói. Thơ những năm 1972-76 (Часть речи. Стихотворения 1972-76, 1980), thơ và bài viết.
- Những khúc bi ca La Mã (Римские элегии, 1982), thơ.
- Những bài tứ tuyệt mới gửi Augusta (Новые стансы к Августе, 1983), thơ.
- Сẩm thạch (Мрамор, 1984), kịch.
- Ít hơn một (Меньше одиницы, 1986), tiểu luận.
- Lịch sử thế kỉ hai mươi (History of the twentieth century, 1986), thơ.
- Urania (Урания, 1988), thơ.
- Bút kí dương xỉ (Заметки папоротника, 1990).
- Trên các nẻo Atlantida (На околицах Атлантиды, 1992).
- Bờ sông của những kẻ vô phương cứu chữa (Набережная неисцелимых, 1992), thơ.