vì chính cuộc sống của mình. Năm 1941, chỉ có hơn mười nhà nước dân
chủ tồn tại trên thế giới. Nhưng những nhà lãnh đạo lỗi lạc xuất hiện đúng
lúc đã củng cố sự nghiệp dân chủ. Ngay khi thủ tướng kêu gọi người dân
Anh đoàn kết lại thì tổng thống Mỹ cũng liên kết nhân dân mình trong một
sự nghiệp chung mà trước đó chưa ai từng làm.
Với hai vị lãnh đạo này, chiến thắng là lựa chọn duy nhất. Nếu họ chấp
nhận một giải pháp khác, có lẽ thế giới sẽ không như những gì chúng ta
thấy hôm nay. Schlesinger nói: “Hãy quan sát thế giới chúng ta đang sống,
rõ ràng đó không phải là thế giới kiểu Adolf Hitler. Đế chế Đức nghìn năm
đã trở thành một bộ máy gọn ghẽ và chết chóc tồn tại trong 12 năm. Đó
cũng không phải là thế giới kiểu Joseph Stalin. Thế giới đó đã tự hủy diệt
trước mắt chúng ta. Cũng không phải thế giới kiểu Winston Churchill…
Thế giới mà chúng ta đang sống là thế giới kiểu Franklin Roosevelt.”
Không có Churchill và nước Anh, cả châu Âu đã bị san phẳng. Không có
Roosevelt và nước Mỹ, có lẽ châu Âu cũng chẳng bao giờ giành lại được tự
do. Nhưng ngay cả Adolf Hitler và quân đội của Đế chế thứ ba cũng không
thể chiến thắng trước hai vị thủ lĩnh nắm bắt rõ và thông suốt Nguyêntắc
Chiến thắng.
NHÀ LÃNH ĐẠO XUẤT SẮC LUÔN TÌM ĐƯỜNG GIÀNH CHIẾN
THẮNG
Khi có áp lực là lúc những lãnh đạo xuất sắc thể hiện khả năng tốt nhất.
Những năng lực tiềm tàng trong họ đều hiện ra, ủng hộ hoặc chống lại họ.
Ngày 10 tháng 5 năm 1994, Nelson Mandela được bầu làm tổng thống Nam
Phi. Đây được coi là một chiến thắng vĩ đại của người dân nước này, họ đã
phải chờ đợi rất lâu để có được chiến thắng đó. Con đường đi tới chiến
thắng được lát bằng 27 năm lao tù của ông Mandela. Dọc con đường đó,
ông phải làm đủ mọi việc để từng bước mang chiến thắng lại gần hơn với
nhân dân Nam Phi. Ông tham gia Đại hội các Quốc gia châu Phi. Ông tiến
hành đấu tranh bằng biện pháp hòa bình. Ông hoạt động bí mật và ra nước