3.NGUYÊN TẮC TIẾN TRÌNH
Năng lực lãnh đạo phát triển từng ngày, không phải ngày một ngày hai
Anne Scheiber qua đời tháng 1 năm 1995, hưởng thọ 101 tuổi. Bấy lâu cụ
sống trong một căn phòng thuê xuống cấp chật chội, trong một khu chung
cư ở Manhattan với giá 400 đô-la một tháng.
Scheiber đã sống bằng trợ cấp xã hội và một khoản lương hưu ít ỏi, lĩnh từ
năm 1943, sau thời gian làm kiểm toán lại Sở Thuế. Công việc ở đây không
tốt lắm. Chính xác hơn, họ chẳng tạo điều kiện gì cho bà. Mặc dù có bằng
Luật và khả năng làm việc xuất sắc nhưng bà không hề được đề bạt. Khi về
hưu ở tuổi 51, bà cũng chỉ kiếm được 3.150 đô-la mỗi năm.
“Bà ấy không được đãi ngộ xứng đáng” như lời của Benjamin Clark, một
người cũng biết đến cụ như bao người khác. “Phải xoay xở đủ cách.”
Scheiber thật sự là một mẫu gương cần kiệm. Bà không hề chi phí cho bản
thân. Đồ đạc trong nhà sắp hỏng vì quá cũ, bà ấy cũng không thay mới.
Nhật báo là thứ quá xa xỉ đối với bà. Tuần một lần, bà đến thư viện công
cộng để đọc Wall Street Journal.
VẬN MAY TỪ TRÊN TRỜI RƠI XUỐNG
Thử tưởng tượng Norman Lamm, Hiệu trưởng trường Đại học Yeshiva ở
thành phố New York ngạc nhiên như thế nào khi ông nhận được tờ di chúc
từ Scheiber, một cụ bà nhỏ nhắn ông chưa hề biết tên, chưa từng học ở
Yeshiva đã để lại toàn bộ tài sản cho trường.
“Khi nhận được tờ di chúc, tôi như đang bay bổng, cứ như của trời cho
vậy,” Lamn nói, “người phụ nữ này đã trở thành chuyện cổ tích trong đêm.”