nô lệ. Tubman sinh ra đã là nô lệ. Cô ra đời năm 1820, và lớn lên trong đồn
điền của bang Maryland (tiểu bang phía đông nước Mỹ). Năm 13 tuổi, cô bị
đánh vào đầu và vết thương ấy đã làm cho cô đau nhức suốt cuộc đời. Khi
ấy, cô đang ở trong trang trại, một tên cai da trắng đã yêu cầu cô giúp hắn
tra tấn một nô lệ chạy trốn. Khi cô bé từ chối và ngăn cản hắn, hắn đã ném
quả tạ gần một cân vào đầu cô. Cô bé đã suýt chết, nhiều tháng sau, cô mới
bình phục.
Năm 24 tuổi, cô kết hôn với John Tubman, một người da đen tự do. Nhưng
khi cô nói chuyện với chồng về việc tẩu thoát lên miền Bắc tự do thì chồng
cô đã không ủng hộ. Anh ta còn bảo nếu cô cố tình trốn, hắn sẽ bắt cô lại.
Khi cô quyết định trốn lên miền Bắc, cô đã hành động một mình, không nói
lời nào với chồng. Saubah Bardford, người đầu tiên viết tiểu sử về Tubman,
đã chia sẻ những điều Tubman kể: “Lý trí mách bảo tôi rằng tôi có quyền
làm một trong hai điều, tự do hay là chết. Nếu tôi không có cái này thì tôi
phải có cái kia, chẳng ai có thể làm điều đó thay tôi, tôi phải chiến đấu cho
tự do của bản thân đến hơi thở cuối cùng. Đến lúc số phận quy định tôi phải
chết, Chúa sẽ để họ bắt được tôi.”
Harriet Tubman đã vạch một hành trình tới Philadelphia bằng đường tàu
điện ngầm Pensylvania, con đường bí mật của những người da đen tự do,
những người da trắng chống chủ nghĩa nô lệ và những người thuộc giáo
phái Quakers - những người giúp đỡ nô lệ chạy trốn. Mặc dù đã tìm được
tự do cho mình, cô thề sẽ quay trở lại Maryland để đưa cả gia đình mình
thoát khỏi kiếp nô lệ. Năm 1850, cô đã quay trở lại như một người dẫn
đường theo đường tàu điện ngầm. Cô đã cố gắng đưa nô lệ trốn thoát bằng
sự nhiệt tình, cảm thông và nỗ lực giúp đỡ tất cả bọn họ trên suốt chặng
đường.
NHÀ LÃNH ĐẠO THÉP
Mỗi khi mùa hè và đông tới, Harriet Tubman lại quay về với công việc dọn
dẹp của mình, cóp nhặt một khoản cần thiết để chi phí cho cuộc hành trình