21 NGUYÊN TẮC VÀNG CỦA NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO - Trang 78

8.NGUYÊN TẮC TRỰC GIÁC

Nhà lãnh đạo đánh giá được tất cả mọi điều bằng khuynh hướng lãnh đạo
Trong một chương trình truyền hình mang tên Dragnet (Kéo lưới), Jack
Webb đã nói một câu nổi tiếng: “Sự thật đơn thuần, thưa bà, đó là sự thật
đơn thuần.” Trong tất cả những nguyên tắc lãnh đạo, Nguyên tắc Trực giác
là khó hiểu hơn cả. Tại sao vậy? Vì nó dựa trên những điều cao hơn sự thật
đơn thuần
. Nguyên tắc Trực giác được dựa trên những sự thật cộng với bản
năng và những nhân tố vô hình khác. Và sự thật là, trực giác lãnh đạo luôn
là yếu tố phân biệt nhà lãnh đạo kiệt xuất với những nhà lãnh đạo khác. Tôi
sẽ thuật lại một đoạn hội thoại giữa tôi với một nhân viên của tôi là Tim
Elmore, nó sẽ giúp bạn có một vài nhận định về Nguyên tắc Trực giác.

NHÀ LÃNH ĐẠO KIỆT XUẤTĐỌC RA TÌNH HUỐNG VÀ LÊN
TIẾNG

Khi đó, chúng tôi sống ở San Diego. Chủ đề của cuộc hội thoại là việc ba
cầu thủ đang chạy đua vào vị trí tiền vệ của một đội bóng. Tim hỏi tôi rằng
ai sẽ là người chiến thắng và có khả năng giữ được vị trí trong cuộc đua
này, không chần chừ, tôi nói: “Stan HumPhries.”

“Thật không?” Tim hỏi lại. “Tôi không nghĩ rằng anh ta có cơ hội. Anh ta
không phải là một cầu thủ cao lớn, người ta còn nói rằng anh ta cũng chẳng
có nhiều cố gắng trong phòng tập thể lực. Thậm chí trông anh ta còn chẳng
giống một tiền vệ.”

“Không thành vấn đề”, tôi nói. “Cậu ấy lãnh đạo tốt hơn. Hãy xem cậu ấy
chơi và anh sẽ thấy cậu ấy có khả năng đọc ra bất kể tình huống nào, chỉ ra
phương pháp đúng và đạt được kết quả. Cậu ấy sẽ được lựa chọn.” Và thực
tế, Stan đã được chọn. Cậu ấy tuyệt vời đến nỗi có thể đưa một đội bóng
bình thường như San Diego giành chức vô địch Super Bowl năm 1995.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.