Những người không vững vàng luôn tìm kiếm sự công nhận và sự yêu mến.
Bởi vậy, tiêu điểm của họ là tìm kiếm sự an tâm, chứ không phải truyền nó
cho những người khác. Họ gần như chỉ biết nhận mà không biết cho đi và
không thể trở thành người lãnh đạo tài ba.
3. Họ không ngừng kìm hãm những nhân tài
Hãy chỉ cho tôi một người lãnh đạo thiếu vững vàng, và tôi sẽ cho bạn thấy
anh ta không thể ăn mừng thành quả của các nhân viên một cách chân
thành, thậm chí còn ngăn cản việc ghi nhận bất kỳ thắng lợi nào của cấp
dưới. Hoặc cá nhân anh ta giành mọi lời khen ngợi cho những thành quả
của cả đội. Như đã đề cập trong cuốn 21 nguyên tắc vàng của nghệ thuật
lãnh đạo, chỉ những người lãnh đạo vững vàng mới phân quyền hạn đối với
cấp dưới. Đó là Nguyên tắc Phân quyền. Nhưng một người lãnh đạo bất tài
luôn tích trữ quyền lực. Thực tế, nhân viên của anh ta càng giỏi giang, anh
ta càng cảm thấy sợ hãi và sẽ làm việc nhiều hơn để kìm hãm thành công
của họ để tránh phải công nhận điều đó.
4. Họ không ngừng kìm hãm tổ chức
Khi những cấp dưới không phát huy được khả năng và không được cấp trên
công nhận, họ sẽ trở nên nản chí, thậm chí họ không làm việc đúng năng
lực của mình nữa. Và khi điều đó xảy ra, cả tổ chức sẽ phải chịu tổn thất.
Trái lại, những người lãnh đạo vững vàng có niềm tin vào cấp dưới bởi họ
tin chính mình. Họ không kiêu ngạo; họ hiểu được điểm mạnh, điểm yếu
của bản thân và tôn trọng chính họ. Khi nhân viên làm tốt, họ không cảm
thấy bị đe dọa. Họ thoát khỏi cảm giác đó và liên kết những cá nhân giỏi
nhất với nhau, tập hợp lại để họ phát huy hết tiềm lực. Khi đội ngũ nhân
viên thành công, người lãnh đạo đó cảm thấy rất vui sướng. Anh ta xem đó
như một lời khen lớn nhất anh ta nhận được với cương vị lãnh đạo của
mình.