sinh viên thoát khỏi những giảng đường lý thuyết khô khan và mang các em
tới các phòng bệnh, tiếp xúc với bệnh nhân. Ông tin rằng sinh viên sẽ học
hỏi nhanh và hiệu quả nhất từ chính các bệnh nhân.
Nhưng mong muốn lớn nhất của Osler chính là dạy cho các bác sĩ về lòng
trắc ẩn. Ông đã nói với một nhóm sinh viên trường Y:
Trên báo chí, các bạn có thể thấy ngày nay những bác sĩ như chúng ta đang
được dùng để phục vụ khoa học, rằng chúng ta quan tâm tới bệnh lý và các
khía cạnh khoa học của nó nhiều hơn là tới cá nhân mỗi con người. Tôi hết
sức mong muốn các bạn quan tâm hơn tới từng bệnh nhân trong quá trình
tác nghiệp. Trong khi chữa trị cho những số phận bất hạnh, chúng ta chứng
kiến bộ mặt thật của con người, họ nhu nhược và yếu đuối; khi đó, bạn phải
giữ lòng trắc ẩn và bao dung chứ không phải sự xem thường đồng loại.
Có thể thấy lòng trắc ẩn và khả năng gây dựng quan hệ của Osler qua việc
ông chữa trị cho một bệnh nhân trong thời gian xảy ra dịch viêm phổi do
virus năm 1918. Osler thường chỉ làm việc tại bệnh viện, nhưng vì bệnh
dịch lan rộng, nên ông đã đến chữa trị cho nhiều bệnh nhân ngay tại nhà họ.
Mẹ của một bé gái kể lại chi tiết việc Osler thăm bệnh cho con gái bà hai
ngày một lần, nói chuyện với cô bé hết sức dịu dàng, chơi với cô bé để cô
vui và thu thập thông tin về triệu chứng của cô bé.
Biết rằng cô bé đang cận kề cái chết, một hôm Osler đến thăm và mang theo
một bông hồng đỏ tuyệt đẹp được bọc bằng giấy, bông hồng cuối cùng của
mùa hè còn sót lại trong vườn nhà ông. Ông đưa nó cho cô bé, nói với cô
rằng đến cả những bông hồng cũng không thể sống lâu mãi ở một nơi như
chúng muốn vì chúng phải dời đến một ngôi nhà mới. Những lời nói của
ông cùng món quà đã khiến cô bé cảm thấy được an ủi phần nào. Vài ngày
sau, cô bé qua đời.
Một năm sau, Osler mất. Một đồng nghiệp người Anh đã nói về ông: