Bất cứ hình thức bán giảm giá nào như phiếu giảm, khấu trừ hay hạ giá
đều có khuynh hướng mách cho khách hàng là chỉ nên mua khi nào có giá rẻ.
nếu một công ty không khi nao bán giảm giá ngay từ lúc đầu thì ra sao?
Trong lĩnh vực bán lẻ, những người thắng lợi lớn là những công ty thực hiện
việc “bán giá thấp hàng ngày”, chẳng hạn như Wal-Mark và K-Mark, các
cửa hàng có mức tiêu thụ hàng hóa đều tăng lên nhanh chóng.
Hầu hết khắp mọi nơi bạn đều thấy tình trạng giá cả vọt lrrn rồi lại tụt
xuống. các hãng máy bay và các siêu thị là hai ví dụ. Tuy nhiên, mới đây,
hãng Procter& Gamble đã có chuyển biến mới bằng cách thiết lập một giá cả
đồng nhất, điều này có thể khởi đầu một khuynh hướng mới.
Trong đời sống hàng ngày có rất nhiều ví dụ về việc lãi ngắn hạn và lỗ
trong dài hạn, tội phạm là một minh chứng. Nếu bạn cướp ngân hàng được
100,000 đô-la, bị bắt với 10 năm tù, bạn đã kiếm được 100,000 trong một
ngày làm việc hoặc là 10,000 đô-la một năm trong mười năm làm việc. cái
đó tùy vào quan điểm của bạn.
Lạm phát có thể kích thích nền kinh tế trong ngắn hạn, nhưng về lâu dài
lạm phát đưa đến suy thoái kinh tế (những người khùng của brazil vẫn chưa
nhận ra điều này).
Trong ngắn hạn, ăn nhiều thỏa mãn được tâm lý nhưng về lâu dài nó sinh
ra chứng bệnh béo phì và trầm cảm.
Trong nhiều lĩnh vực khác của cuộc sống (tiêu tiền, nghiện ma túy …)
hậu quả lâu dài về hành động của bạn thường ngược lại hiệu quả nhất thời.
Vậy thì tại sao người ta lại khó hiểu đó là hiệu quả của chương trình được
tiếp thị chỉ đạt được sau một khoảng thời gian?
Về việc mở rộng sản xuất thêm sản phẩm ngắn hạn, việc khuyến mại
khuếch trương không làm thay đổi gia tăng doanh số. công nghiệp sản xuất
bia là một minh họa rõ nét cho vấn đề này. Vào những năm đầu thập niên 70,
hãng Miller High Life túng với doanh số tăng trung bình 27% một năm. Sự
thành công của Miller được kích động bởi chương trình “giờ của Miller”,
chương trình này cổ vũ các công nhân tự thưởng cho ngày làm việc mệt nhọc
của mình bằng một chai bia Miller vào cuối ngày. Rồi thì Miller cũng trở
nên tham lam và năm 1979 giới thiệu Miller lite, một ý niệm sáng giá bị
chôn vùi dưới một cái tên được mở rộng ra. (Chương 2: Luật chủng loại).
Trong ngắn hạn cả hai loại Miller có thể cùng tồn tại: Bia cho công nhân
(High Life) và bia cho viên chứa (High lite). Nhưng về lâu dài việc khuếch
trương sản phẩm làm giảm bớt việc tiêu thụ nhãn hiệu khác. Dấu ấn dành
cho bia Miller High Life là năm 1979, 5 năm sau ngày giới thiệu bia Miller.
Trong 5 năm này doanh số của bia Miller High Life hầu như tăng gấp ba, từ
8.6 triệu lên 23.6 triệu thùng. Đây là hiệu quả ngắn hạn của việc gia tăng sản
phẩm.
Hiệu quả dài hạn thì tồi tệ. từ doanh số cao 23.6 triệu thùng năm 1979,