sẽ đem tới những đổi thay lớn” là một ví dụ cụ thể.
Có thể nói đây là lần cố gắng lớn thứ ba của AT&T. Trong thập niên 70,
hãng đã thất bại với giá 100 đô-la một tháng cho loại picturephone. Trong
thập niên 80 lại thất bại trong dịch vụ họp bằng picturephone với giá 2.300
đô-la một giờ. Và trong thập niên 90, AT&T đang xoay sở với 1.500 đô-la
một giờ cũng với máy videophone.
Thật dễ dàng để nhận thấy là videophone không có tiến bộ gì đáng kể.
Có ai muốn phải diện quần áo đẹp chỉ để gọi điện thoại?
Không dễ dàng gì để hiểu tại sao videophone lại được quảng cáo rùm
beng.
Có một bài báo đăng trên tờ Journal: “Một cách thay thế cho đi du lịch”.
Hãy nhìn các máy bay American Airlines, United và Delta, ngày của bạn
được đánh dấu bằng những con số.
Chương trình quảng cáo không để cập gì đến videophone, nó chỉ bàn về
cuộc cách mạng sắp diễn ra trong công nghiệp du lịch.
Nhiều năm qua, quảng cáo thổi phồng lớn nhất dành cho các sự phát
triển, hứa hẹn thay đổi ngay toàn thể một nền công nghiệp, loại cần thiết cho
kinh tế nước Mỹ.
Chắc bạn còn nhớ chiến dịch quảng cáo cho loại máy bay lên thẳng sau
Chiến tranh Thế giới thứ hai không? Nếu trên mỗi nóc nhà để xe có một máy
bay lên thẳng thì đường sá, cầu cống và toàn thể công nhân trong nghành chế
tạo ô tô sẽ bị thải hồi trong một đêm.
Tỷ phú Donald Trump có máy bay lên thẳng không? Thế bạn cũng có
một chiếc? (Donald Trump thực sự đã từng có một chiếc, nhưng ông ta đã
dùng để trả lãi ngân hàng rồi).
Rồi một quảng cáo rùm beng khác về manufactured home – nhà tiền chế
(loại nhà được sản xuất hàng loạt tại nhà máy). Theo quảng cáo, những sản
phẩm đắt giá nhất mà mỗi gia đình đã từng mua đều có thể được chế tạo
bằng hệ thông lắp ráp dây chuyền, cách mạng hóa nghành công nghiệp xây
dựng.
Theo thời gian, đến thực phẩm bình thường cũng trở thành tiêu đề lớn
trên báo chí. Quảng cáo đã thông báo sự phát triển sẽ cách mạng hóa công
nghiệp gói hàng. Nhãn hiệu sẽ không còn nữa. Con người sẽ đọc nhãn dán
trên sản phẩm và mua sản phẩm theo phẩm chất đích thực của nó chứ không
theo kích cỡ của ngân khoản dành cho công việc quảng cáo nhãn hiệu đó.
Tất cả đều là quảng cáo thổi phồng.
Không phải là không có một chút sự thật nào trong các lời quảng cáo thổi
phồng đâu. Bất cứ ai có 580.000 đô-la công với thuế thì đều có thể mua được
máy bay lên thắng 5 chỗ ngồi hiệu Bell.
Loại máy vi tính nhỏ xíu (pen Computers) có thể hấp dẫn một bộ phận
thị trường nhỏ bé, đặc biệt là những người bán hàng phải thường xuyên di