chí của người lao động trong việc làm thêm những việc không được yêu cầu
trong hợp đồng hoặc áp dụng các sáng kiến và thực hiện các biện pháp
nhanh chóng để giải quyết mọi việc, khi các quy tắc quá rườm ra. Những
động cơ đằng sau các hành vi không vị kỷ như vậy của người lao động rất
khác nhau - sự yêu thích công việc, niềm tự hào về tay nghề của mình, lòng
tự trọng, tinh thần đoàn kết với các đồng nghiệp, sự tin tưởng vào các nhà
quản lý hàng đầu của họ hay lòng trung thành với công ty. Nhưng điểm cốt
yếu là các công ty, và theo đó là nền kinh tế của chúng ta, sẽ bị đình trệ nếu
mọi người hành động một cách hoàn toàn ích kỷ, theo như kinh tế học thị
trường tự do đã nhận định về họ.
Không nhận ra bản chất phức tạp trong động cơ của người lao động, giới tư
bản của đầu thời kỳ sản xuất hàng loạt nghĩ rằng băng chuyền sẽ tối đa hóa
năng suất của công nhân bằng cách hoàn toàn tước bỏ quyền tự quyết về tốc
độ và cường độ công việc cũng như là cơ hội trốn việc của họ. Tuy nhiên,
như những nhà tư bản này sớm nhận ra, các công nhân đã phản ứng lại bằng
cách trở nên thụ động, không suy nghĩ và thậm chí không hợp tác khi họ bị
tước mất quyền tự chủ và nhân phẩm của mình. Vì vậy, khởi đầu với
“Trường phái Quan hệ Con người” (Human Relations School) xuất hiện vào
những năm 1930, trong đó nêu bật sự cần thiết của các mối liên hệ giao tiếp
tốt giữa các công nhân, nhiều phương pháp quản lý đã xuất hiện nhấn mạnh
sự phức tạp của các động cơ thúc đẩy con người và đề xuất các phương
thức để thu được những kết quả tốt nhất từ công nhân. Đỉnh cao của các
phương pháp như vậy là phương pháp gọi là “hệ thống sản xuất Nhật Bản”
(Japanese production system) (đôi khi được gọi là “hệ thống sản xuất của
Toyota”). Phương pháp này đã khai thác thiện chí và tính sáng tạo của
người lao động bằng cách trao trách nhiệm cho họ và tin tưởng họ là những
người có đạo đức. Trong “hệ thống sản xuất Nhật Bản”, người lao động
được trao quyền kiểm soát đáng kể đối với dây chuyền sản xuất. Họ cũng
được khuyến khích đưa ra các sáng kiến cải thiện quy trình sản xuất. Cách
tiếp cận này cho phép các công ty Nhật đạt được hiệu quả sản xuất và chất
lượng cao đến nỗi mà hiện nay nhiều công ty không phải của Nhật cũng
đang bắt chước theo. Bằng cách không giả định những điều tồi tệ nhất về