sách của họ: “Ngay bây giờ, hãy khám phá sức mạnh của bạn” (Nhà xuất
bản Free, 2001). Nhưng hãy nhớ điều này: khi bạn được làm việc theo đúng
sở trường, bạn sẽ không cần động lực từ ngoại cảnh. Hãy quan sát những
người bị nhồi nhét những công việc trong lĩnh vực mà họ yếu, nhưng rồi
sau đó lại được phân công làm những việc thuộc thế mạnh của họ, lúc này
động lực, long nhiệt tình và năng suất làm việc của họ bỗng dưng thay đổi
nhanh như tên lửa vậy.
Mọi người luôn đưa những giá trị tốt nhất vào trong vùng sở trường
của mình.
Mọi người thường hỏi tôi chìa khóa của sự thành công của tôi là gì. Và
tôi trả lời rằng nó gồm ba thứ:
(1) Lòng tốt của chúa; (2) những con người kiệt xuất xung quanh tôi;
và (3) khả năng của tôi để có thể phát huy sức mạnh của mình. Phải mất
năm năm đầu tiên trong sự nghiệp, tôi mới có thể tìm ra điểm mạnh của
mình là gì. Nhưng khi những năm tháng đó qua đi, thì tôi đã thu hẹp tâm
quan tâm của mình lại, hẹp dần, hẹp dần.
Một điều luật của Niche trong cuốn sách 17 điều luật không thể nghi ngờ
khi làm việc nhóm đã nói rằng: “Tất cả những người chơi đều có những vị
trí mà tại đó họ có khả năng đóng góp lớn nhất.” Vị trí đó chính là vùng mà
tại đó họ có thế mạnh. Tôi là người không có giá trị trong phần lớn mọi
việc. Nhưng tôi làm bốn việc rất tốt: dẫn đầu, sáng tạo, giao tiếp, và kết nối
mạng. Tôi nhận làm những việc này bất cứ lúc nào có thể.
Là một lãnh đạo, là người thuê lao động làm việc, tôi luôn cố gắng giúp
đỡ người khác làm giống như mình. Tôi giúp họ tìm được điểm mạnh của
mình, và cố gắng hết mức có thể để đưa họ vào vị trí phù hợp. Bạn thấy
đấy, một người thành công luôn tìm thấy nơi phù hợp với anh ta. Nhưng
một lãnh đạo thành công lại luon tìm thấy nơi phù hợp cho những người
khác. Làm thế nào tôi làm được điều này?
Đầu tiên, tôi tìm những điều tốt đẹp nhất ở người khác. Bất cứ ai cũng có
những điểm yếu, những sai lầm, và không được tốt bằng những người xung