muốn biết về sức khỏe của vợ ông. Anh ấy hỏi về con cái của họ. Dường
như John biết tất cả mọi thứ về gia đình của Kirk. Và khi họ đã nói hết về
chuyện riêng tư, họ bàn đến việc làm ăn.
John làm điều này với tất cả những người anh biết. Anh ấy hỏi về vợ
chồng, con cái họ bằng tên. Anh ấy hỏi về những việc đang diễn ra ở nhà
thờ hay công việc của họ. Và dường như anh ấy nhớ từng chi tiết. Tại sao
lại vậy? Bởi vì anh ấy biết rõ những gì quan trọng đối với những người
quan trọng đối với anh. Và anh ấy có thể biết được những điều này bởi vì
anh ấy lắng nghe bằng trái tim.
JOHN… BÀI HỌC THỨ MƯỜI SÁU
Vào thập niên 80 thế kỉ trước, tôi cùng với khoảng 30 vị lãnh đạo khác
được gặp cha đẻ của nghệ thuật quản lí hiện đại, Peter Drucker trong hai
ngày. Một trong những điều ông ấy nói là: “Nhà lãnh đạo giống như một
nhạc trưởng chỉ huy dàn nhạc. Nhạc trưởng đó phải biết tất cả các nhạc cụ
và những người chơi nhạc cụ đó.” Drucker thách chúng tôi kể hết mọi thứ
về những thành viên trong nhóm của mình.
Trong suốt 20 năm qua, tôi đã cố gắng tìm chìa khóa để mở trái tim của
những người xung quanh tôi, bắt đầu từ gia đình tôi và sau đó là công ty
tôi. Đây là những gì tôi đã học được trong thời gian đó:
THỪA NHẬN SỰ THẬT RẰNG KHÔNG AI
GIỐNG AI
Như đã viết trong những cuốn sách trước, khi tôi còn trẻ, tôi thường cho
rằng mọi người nên giống tôi để thành công. Thời gian trôi qua, tôi đã chín
chắn hơn. Đi du lịch và gặp gỡ nhiều người đã giúp tôi trưởng thành hơn.
Đọc nhiều sách ví dụ như cuốn Personality Plus (Revel, 1992) của
Florence Littauer cũng đã giúp tôi suy nghĩ chín chắn hơn. Dần dần tôi
nhận ra rằng tôi còn thiếu sót nhiều kĩ năng cũng giống như nhiều người