3
Nhứt Phá Sơn Lâm
T
rời vừa hừng sáng là khu rừng bắt đầu huyên náo. Từ sáu tháng nay,
trướx sự xâm chiếm của lớp người"tay rìu" bao nhiêu chim cò, rắn, rít, khỉ,
chồn, heo rừng phải nhượng bộ rút lui.
Bọn tay rìu vào rừng kinh ngang kin dọc dưới sự điều khiển củacặp
rằng . Tất cảcặp rằng đều do một ông"chủ đường" chỉ huy. Ðường có nghĩa
là con kinh lớn tập trung bao nhiêu củi đã cưa sẵn thành từng khúc hai tấc
rưỡi hoặc một thước. Muốn có một đường củi như vậy phải là tay rất có thế
lực đối với nhà cầm quyền thực dân thời bấy giờ.
Họ đấu giá một lô rừng cúp, loại rừng mà nhà nước cho phép khai thác
cứ hai mươi hoặc hai mươi lăm năm một lần.
Sau khi đấu giá được, việc cấp bách nhứt là mộ nhân công (tay rìu) vì
chung quanh khu rừng nói trên rất ít dânc ư. Phải có nhân công thật nhiều
mới khai thác xong đúng thời gian cam kết với nhà nước. Vì vậy, người chủ
đường phải mộ nhiều nhân công từ Cần Thơ, Hà Tiên, Long Xuyên... đem
xuống tận cái lô rừng cúp rạch Thứ Sáu, làng Ðông Thái, tỉnh Rạch Giá
này.
❉❉❉
Anh Tư Bình Thủy tốc nóp, ngồi dậy. Anh ngáp dài, nhìn rừng, nhìn
nước rồi từ từ nả lưng xuống với ý định dỗ lại giấc ngủ, bụng nghĩ thầm:
- Làm thêm đôi ba thước củi cũng chưa đũ trả nợ. Không khéo, lại lao
lực sanh bịnh tim, bịnh phổi mà mang khốn...
Cum! Cum! Cum!
Tiếng búa bổ vào gốc tràm bắt đầu vang lên từ đầu đến cuối rừng nghe
còn nhặt hơn tiếng mõ thầy chùa tụng kinh.