sói không thèm nghe, cứ đứng im. Qua phát thứ hai nó ngóng mỏ, coi bộ
tức mình bực bội. Tiếng súng thứ ba nổ lên. Già sói nhè nhẹ cất cánh bay
đi, buông xuống một cục phẩn, nhè cái nón của ông Rôbe mà rớt trúng. Báo
hại ổng mắc cỡ, tôi phải thay mặt con già sói nọ mà xin lỗi ông... Con già
sói này sống ít nhứt là năm chục năm rồi. Nó có nghĩa lắm, bỏ sân chim
không đành. Hồi năm chục năm về trước, hồi trăm năm về trước rạch
Ðường Sân ở Chắc Băng này phồn thịnh lắm.
Vùng Rạch Giá, Hà Tiên nổi danh là nơi tập họp nhiều sân chim, của
trời đất dành riêng cho. Từ vàm đến ngọn sông Cái Lớn, bao nhiêu là sân:
sân Cái nước, sân Thầy Quơn, sân Thứ Nhứt... Ðó là chưa kể mấy sân ở
giữa rừng mà chưa ai bước chân tới. Từng vùng rộng chừng mười ngàn
thước vuông, tụ tập hàng vạn con chim lớn.
Chúng nó sanh sôi nẩy nở, tạolập một thế giới riêng biệt náo nhiệt, ở
khắp nhành cây và mặt đất. Dân chúng kéo đến các sân chim này để bắt
chim, nhổ lông bán cho ghe buôn từ Hải Nam đến, họ mua về để kết quạt.
Ta có thể chia hai loại chim: thứ làm ổ trên cây và thứ làm ổ trên mặt đất.
Làm ổ trên cây thì có chim chàng bè, chim già sói, chim chó đồng. Là
ổ dưới đất thì co chim bồ nông là đáng kể.
Chim bồ nông tụ tập nhiều nhứt là ngọn rạch Chắc Băng đổ ra sông
Cái Lớn. Ở đây hoàn toàn hẻo lánh, ít cây to lớn, ít cọp hoặc rắn. Hai loại
này hay tìm chim mà ăn thịt hoặc ăn trứng. Ngoài ra trên mặt đất phủ dày
nhiều dây choại, dây dớn để cho chim làm ổ. Nước dưới đất U Minh lại
ngọt, xa xa lấp lánh nhiều vũng bùn chi tha hồ mà bơi lội. Chim bồ nông
giống hệt chim thằng bè nhưng lông nó nhuộm màu xám tro. Bắt đầu tháng
Chín tháng Mười, chúng bay từ Biển Hồ hoặc từ sông Hậu về rừng U Minh
để làm ổ. Chúng lấy chân đạp dây choại xuống sát mặt đất và dùng mỏ để
dò xét bên dưới. Gặp nơi đất ẩm hoặc có trũng, chúng bỏ đi nơi khác vì e
sau này trứng sẽ thúi. Gặp chỗ vừa ý, chúng nhổ cỏ xung quanh, dọn một
vùng nước khá rộng để bầy con sau khi nở ra có chỗ bơi lội.
Tháng Mười Một, chim bồ nông đẻ ra ba trứng, lớn hơn trứng ngỗng
chút ít. Sau đó, chim trống và chim mái thay phiên nhau ấp. Khi trứng nở,
chúng tiếp tục ấp con dưới cánh cho ấm. Chờ khi chim con có lông ống thì