Vui sướng quá! Biện Tống lấy làm hãnh diện. Chú tìm ra công ăn việc
làm cho bà con lối xóm. Số da rắn mua được tuy nhiều nhưng vẫn còn ít.
Ngày đầu, hai trăm miếng da.
Ngày kế đó, ba trăm miếng da.
Ngày kế, năm trăm miếng da.
Ðến ngày kế, năm trăm miếng da... thứ thật to.
Thật là kỳ lạ, đáng suy nghĩ. Làm thế nào dân làng tìm ra năm trăm
con rắn mỗi ngày? Ban đầu. Xìn Phóc sanh nghi, ngỡ là loại rắn khác.
Nhưng sau khi xem kỷ, anh chàngmá chín gật đầu xác nhận:
- Ðó là rắn ri voi thứ thiệt. Dịp này, ta nên mua da rắn với giá thấp
hơn. Thầy Hai nghĩ sao? Rắn ri voi ở xứ này sao mà mau lớn quá. Nè, mỗi
tấm bề ngang hơn ba tất!
Biện Tống đáp:
- Ðể tôi dạo khắp xóm làng rồi cho ý kiến sau.
Xìn Phóc ghé tai nói nhỏ với biện Tống:
- Hai người mình làm giàu rồi. Nếu rắn quá nhiều, tôi mua tám ngàn
tấm da thay vì bốn ngàn như đã định. Ðừng nói họ biết, họ làm núng. Luôn
dịp, thầy Hai ghi chép cách bắt rắn của họ để sau này tôi qua bên Xiêm,
qua Miến Ðiện dạy cho dân chúng. Dân Việt Nam giỏi quá.
Ban đêm hàng trăm chiếc xuồng tới lui khắp hang cùng ngõ hẻm. Dân
làng đốt đèn như mở hội hoa đăng. Từ hồi lập quốc, khai hoang, chưa lần
nào vùng rừng tràm U Minh Hạ lại tưng bừng như vậy. Biện Tống đã hiểu:
dân làng không bắt bằng tay hoặc không dùng mũi chĩa mà xom. Phương
pháp ấy quá chậm chạp, làm hỏng da rắn, mất giá. Xưa nay, họ quen nghề
câu: câu giăng, câu cắm. Mỗi người sắm hàng trăm cần câu, móc mồi cá
sặc rồi cắm xuống bãi bùn, tùy thích. Cứ năm bảy phút, họ bơi xuồng trở lại
chổ để gỡ rắn.
Rắn vi voi đớp mồi chậm chạp, lưỡi câu mắc vào mép miệng rắn. Nếu
gỡ ra quá chậm thì rắn sẽ sứt mép, tẩu thoát.
Biến Tống đến gặp Hai Kỳ, người đó bán trên hai trăm miếng da rắn.
Nhà Hai Kỳ trở thành một cái xưởng khai thác rắn sống. Trước sân, hàng
chục tấm da, căng ra, đóng đinh cho thẳng thớm. Trong nhà, Hai Kỳ đang