Tới đây xứ sở lạ lùng,
Chim kêu cũng sợ, cá vùng cũng ghê.
Trong cảnh ngộ đó, con người sống bằng gì?
Bằng cái Nghĩa!
Ngày xưa, ở xứ này, thường nói! Sống phải điệu nghệ!
Theo Sơn Nam, điệu nghê là đạo nghĩa, nói trại ra. Rừng của Sơn Nam
có hương là vì vậy. Tình nghĩa giữa con người ở đây không có xuất xứ
trong cái cộng đồng làng xã, cái"tâm lý làng" như có người gọi, mà nó rộng
hơn, nó sinh sôi nẩy nở từ trong vùng đất mới, khẩn hoang lập ấp, trong
đấu tranh khắc phục ngoại cảnh thù địch, chống áp bức bóc lột, nên nó vẫn
giữ được cái chân chất thật thà của người lao động gần thiên nhiên mà lại
không tủn mủn hẹp hòi. Ðây là một nét đặc biệt nữa mà ca dao còn ghi
được:
Dấn mình vô chốn chông gai,
Kề lưng cõng bạn ra ngoài thoát thân.
Lao xao sóng bủa dưới lùm,
Thò tay vớt bạn chết chìm cũng ưng.
Cái tình nghĩa bốn phương bè bạn này rất sâu đậm, nó thể hiện trong
ca dao, trong các làn điệu dân ca và về sau, chúng được gặp lại nó trong
Lục Vân Tiên, giữa Vân Tiên và các bạn, giữa Vân Tiên với Tiểu đồng...
Cái tình bạn này đi lièn với cái nghĩa "giữa đường thấy chuyện bất
bình chẳng tha", mà chúng ta cũng thấy rõ trong truyện Vân Tiên.
Từ trước tới nay, truyện ngắn của Sơn Nam được biết nhiều nhất là
qua tập Hương Rừng Cà Mau. Sự thật, Sơn Nam còn viết rất nhiều truyện
ngắn đăng rải rác trên các báo Sài Gòn trong một thời gian dài hàng chục
năm chưa được sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu.
Ðối với các bạn trẻ hôm nay, truyện"xưa" của Sơn Nam làm sống lại
cảnh đời của cha ông đi khai phá thời trước, sống lại cái không khí hoang
sơ mà hào hứng của buổi ban đầu lập nghiệp, theo dõi cách sống mộc mạc
mà"điệu nghệ" của ông cha.
Ðối với bạn đọc ở kháp các nơi, những trang khảo cứu và những
truyện ngắn của Sơn Nam là những chìa khoá mở cửa vào tâm hồn của