26 TRUYỆN NGẮN SƠN NAM - Trang 7

1

Hết Thời Oanh Liệt

N

on trăm năm về trước, làn sóng người Việt Nam từ Cần Thơ, Vĩnh

Long đổ xuống Rạch Giá, Cà Mau để khai khẩn đất hoang. Họ đã gặp
những trở ngại thiên nhiên nào? Tài trí, sự dũng cảm của họ ra sao? Lòng
chúng ta không khỏi phập phồng âu lo khi ngày nay đọc lại quyển Truyện
đời xưa của cụ Trương Vĩnh Ký. Cụ có nhắc lại câu chuyện cọp ở vùng Gò
Quao. Cọp ta đi dạo xuống bãi sông để tìm mồi, rủi bị kẹt đuôi trong bụi
dừa nước... Rõ ràng thời ấy cọp quá lộng hành dám bỏ rừng sâu, bén mảng
đến các xóm nhà sác mé sông, nơi mà chúng bị cô lập, thất thế nhứt. Ông
cha ta đã đánh đuổi lũ cọp ấy như thế nào? Có người đáp: nhờ các thầy võ
giỏi chuyên môn đánh cạp xuất thân ở các trường võ Quảng Nam, Quảng
Ngãi. Gặp lúc nước nhà loạn lạc, các thầy chạy vào vùng Cà Mau mà ẩn
lánh. Võ nghệ của các thầy quá đỗi cao cường, gặp cọp là rượt bắt lại, nắm
gáy đè xuống, nện vào lưng cọp những quả đấm thôi sơn chẳng khác nào
chúng ta ngày ngay đánh một con mèo hoặc một con chó con...

Người khác bảo rằng: họ đã từng gặp mấy ông thầy bùa Xiêm, chuyên

môn dụ dỗ cọp. Các thầy Xiêm nằm ngửa dưới gốc cây giữa rừng mà thổi
kè, nói đúng hơn là thổi vào một miếng lá tre. Tức thời cọp mẹ, cọp con
chạy lại, quỳ xuống hầu hạ canh gác cho thầy ngủ. Sau khi thức dậy, thầy
xiêm võ về từng con, nhổ vài sợi râu hoặc vài sợi lông để nuôi sâu. Lông
cọp, râu cọp được đem về cắm trong măng tre đang mọc. Vài hôm sau thì ô
hô, mỗi sợi là một con sâu. Tục truyền rằng loại sâu ấy lớn bằng cườm tay,
mặt đỏ hói, mình mảy vằn vện, có đuôi dài ngoe nguẩy. Nhiều người nuôi
nó trong một cái hũ kín mít để giữ nhà. Khi có khách đến sâu cọp nhảy

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.