dựng trong hũ nghe rổn rảng rồi la hét! Ngoài ra, cứt của loại sâu này rất
quý giá vì nó là vị thuốc độc, giết người trong nháy mắt. v.v...
Sự thật ra sao?
Cọp U Minh, cọp Gò Quao ngày nay bị tiêu diệt hoặc bị xua về Bảy
Núi, về Tà Lơn phải chăng là nhờ các thầy võ Quảng Nam hoặc các thầy
Xiêm có bùa phép?
Trả lời câu hỏi ấy, cách hay nhứt là đến tìm các ông bà lão hiện còn
sống ở vùng Gò Quao, Trà Ban. Mấy ông này nếu không trực tiếp đánh cọp
thì ít ra cũng đã thấy và nghe rõ ràng hơn chúng ta. Vậy xin mời các bạn
đọc thân mến đến phỏng vấn và nghe các ông trả lời.
- Thưa ông, ông xuống đây lập nghiệp từ hồi nào?
- Ðiều đó không nhớ chắc chắn ngày tháng. Nhưng mà mấy cháu nên
nhớ: hồi Tây đánh nước mình, miệt Rạch Giá, Cà Mau còn hoang vu.
Ngoài biển, có ghe đánh lưới của người Hải Nam. Còn trong đát liền chỉ co
1mấy nhóm người Triều Châu, Phước Kiến qua đây từ đời ông Mạc Cửu.
Họ ở gần chơ Rạch Giá, chợ Bạc Liêu bây giờ. Kỳ dư, có vài sóc người
Miên ở giữa đồng. Thưa thớt lắm. Sông Cái Lớn, Gò Quao này nhiều khi
chèo ghe suốt ngày mà không gặp một nhà nào. Nghe nói hồi Gia Long tẩu
quốc, nhiều người cất nhà ở Tân Bằng, Cán Gáo, Tau Dừa, Cái Nước. Hồi
tôi xuống Gò Quao này, ở miệt dưới đã có vườn tược, có cau lão rồi.
Nhưng đó là chuyện xa xôi, cách mình một khoảng rừng trên trăm cây số.
Nghe nói chớ tôi chưa từng đi tới.
- Lúc đó miệt Trà Ban này phải chăng là hoàn toàn không có ai ở?
- Sự thật như vậy. Vài nhà người Miên ở tận giữa đồng nhưng họ
không làm ăn chung đụng với người mình. Kỳ dư, ven sông Cái lớn này
toàn là rừng. Trên bờ có cọp, dưới sông có sấu. Mình chèo ghe ban ngày,
chừng vài trăm trước là thấy sấu nổi trước mũi ghe. Trời chạng vạng, nghe
cọp rống, mấy ổng úp mặt xuống đất nên có tiếng dội...
- Hồi mới tới cất nhà, chắc cọp khuấy rối mình dữ lắm!
- Không có! Không có! Mình ngu dại gì vô tuốt trong ngọn cùng mà
cất chòi. Làm như vậy có hai điều lợi. Một là mong mấy ngọn rặch không
có rừng già. Rừng chỉ ăn dài theo mé sông cái, bề sâu vô chừng hai ba ngàn