chạy tán loạn. Có người thiếu điều đổ ruột vì chạy càn đụng nhằm ngọn
tầm vông của bạn mình. Về sau, có người gài bẫy được một ông cọp. Họ
đút mũi tầm vông vô miệng cọp để đâm. Dè đâu cọp nhai nát như... mình
ăn mía."
- Vậy làm thế nào mà đánh cọp đến đỗi không còn sót một con như
ngày nay?
- Chuyện đó phải làm lần hồi. Bố trí một đạo binh đánh cọp không
xong, dân xóm này mới bày đặt cất miễu thờ cọp. Ðó là ngụ ý: "Chúng tôi
là người làm ăn, không dám đả động tới ông, xin ông cứ ở trong rừng để
chúng tôi được yên ổn!." Cất miếu xong, chạng vạng có người tới đốt
nhang. Mấy hôm đầu, ông cọp đi vòng quanh miếu, đứng nhìn nhang rồi
về. Bữa sau đem ra cũng một cái đầu heo rừng. Cọp mừng lắm. Từ đó xóm
giềng được yên.
Nhưng tạo hoá vần xoay, dân miệt trên xuống đây khai khẩn ngaỳ
thêm đông.
Ðất giữ đồng khai thác hết. Bấy giờ chỉ còn là đất rừng sát mé sông,
nơi cọp ở. Ðó là hồi nguy nan nhất cho dân mình và cũng cho cọp. Nhiều
người làm gan cất nhà sát mé rừng. Ban đầu, đôi ba nhà, sau, năm mười
nhà. Họ thấy ở gần rừng mé sông tuy là nguy hiểm nhưng có nhiều huê lợi
khác: ăn ong, làm rẫy. Một công rẫy trúng mà được tới một trăm hai chục
giạ khoai lang. Lúc này, nhiều người chết vì đi một mình vô rừng bị cọp
chụp bất thình lình. Họ sắm mác thông, thứ có cán dài để ứng phó. Nhưng
ở chỗ rừng dày, con người khó bề xoay trở để thủ thế.
Thời thế tạo anh hùng. Bận đó, ông thầy râu (thầy thuốc Nam, vì có
râu dài nên gọi là thầy Râu) có đứa con gái bị cọp vồ. Tức mình ông cầm
mác rượt theo tận giữa rừng, chém cọp rớt một cẳng. Tư Ngạn bị cọp cõng
mất một con heo nái. Chú rượt theo cầm cự với cọp suốt buổi trưa. Nhờ lối
xóm tiếp cứu nên mới thoát nạn. Từ đó về sau, chú ưa uống rượu, cặp mắt
luôn luôn đỏ ngầu.
Kinh nghiệm là không nên đánh cọp nơi chật chội, tứ bề có cây cối.
Cọp sợ con người. Bằng cớ là ở giữa đồng trống, mình cầm mác thét lớn là