nghề ăn ong mật ở góc rừng này. Con gái ông được nhiều người khen ngợi
nhan sắc và nết na.
Nếu may mà hai đứa nó kết tóc với nhau, ; âu cũng là vinh hạnh lớn
cho ông. Dường như cậu Minh ưa rủ thằng Thích đi chơi để"giả đò mua
khế bán chanh" , viện cớ hợp lý tới lui thăm người đẹp. Ngoài ra, cậu Minh
bắt đầu nghiên cứu về sinh hoạt của loài ong mật.
Ông Tư lên giọng:
- Bữa nay ăn uống sơ sài quá. Cá lóc nướng trui mà thiếu rau dấp cá,
mất ngon. Nước mắm thì mặn đắng, thiếu me chua, ớt thì để nguyên trái.
Thằng Thích mầy sao tệ quá.
Thằng Thích cãi lại:
- Ðâu phải tại tôi. Tại chị Hai đó. Hồi sáng, chỉ còn mạnh cùi cụi. Vậy
mà chỉ vô mùng nằm, đắp mền, không biết đau chứng bịnh gì. Ba hỏi coi!
Nắm lấy cơ hội ấy, cậu Minh vào đề:
- Dạ thưa bác, cô Hai đau nặng nhẹ ra sao?
Ông Tư nín cười không được:
- Ối! Ðau đớn gì. Vô ý vô tứ thì ong vò vẽ nó đánh, nóng lạnh một
buổi là hết. Ổ ong ngay nóc chuồng heo. Thứ ong vò vẽ bất nhơn, không có
mật vô ích. Lát nữa mầy đốt ổ đó cho xong, nghe Thích. Bữa nào nó đánh
tới tao nữa.
Thằng Thích mừng quýnh. Nó muốn trổ tài, giúp cậu Minh thấy tận
mắt thói ăn nết ở của bầy ong. Nhứt định cậu Minh sẽ vui mừng mua tặng
cho nó cáibê rê và cây đènpin , theo lời hứa. Nó ăn lua láo cho mau hết
chén cơm rồi từ từ lui ra sau hè.
Còn lại ông Tư và cậu Minh. Cậu cố hướng dẫn cho cuộc đàm thoại đi
sâu vào vấn đề... con ong. Hổm rày cậu chịu khó đọc qua một quyển sách
khảo cứu in tại Ba Lê. Cậu hơi to giọng cố ý cho cô Kim Em trong buồng
nghe ngóng.
- Thưa bác, sách Tây nói rằng ong mật là lại côn trùng có cánh, rất
hữu ích cho loài người tự cổ chí kim.
Ông Tư trố mắt: