Phía nhà dưới, nào thấy bóng hồng thấp thoáng. Gió phăng phắc
nhưng mùi mật ong xông lên nồng nực khắp nhà. Ruồi bay từng bầy, bu lại
gần mấy cái thùng thiếc đầy tàn ong mới"xắn" về. Mấy con ong non ngày
non tháng như luyến tiếc ổ cũ, bò ra chung quanh miệng thùng, quạt cánh
nhưng chẳng tài nào bay được. Cậu Minh nói hơi to:
- Chà! Ong nhiều quá. Mật thơm quá.
Rồi cậu đi lững thững xuống nhà bếp để xem cách nấu sáp, vắt mật,
luôn dịp, tìm bóng giai nhân.
Trong buồng, vọng ra giọng chanh chua của thằng Thích. Nó đấu khẩu
với chị nó:
- Ai biết cơm nước ra làm sao mà dọn? Sao chị nằm trong mùng hoài
vậy? Ra dọn cơm cho người ta ăn. Kỳ cục quá.
Giọng cô Kim Em trả lời:
- Tao bịnh. Lâu lâu nhờ mầy dọn chén ra mà mầy cằn nhằn hả? Hết
nói.
- Chị bịnh hả? Hổm rày sao không bịnh. Chờ khách tới thì chị bịnh...
Tôi biết rồi.
- Ðừng om sòm cái miệng. Nhớ đem con cá nướng trên bếp xuống,
cạo sơ sơ cho tróc cái lớp khét cháy ở ngoài da cá.
Thằng Thích trở giọng khôi hài:
- Ờ phải. Ta biết rồi. Vậy hả? Cha chả...
Mâm cơm đã dọn ra. Cậu Minh ngần ngại, leo lên bộ ván nhưng chẳng
dám ngồi đối diện với ông Tư. Ông Tư mời mọc đôi ba lần mà cậu vẫn rụt
rè, nói nhỏ nhẹ như con gái:
- Dạ, bác cầm đũa trước, cháu mới dám.
"Thiệt cái thằng ăn học theo thời bấy giờ mà còn giữ được lễ phép thời
xưa." Ông Tư khen thầm như vậy. Bấy lâu nay, ông nghe thiên hạ đồn đãi:
cậu Minh yêu mến con gái ông. Lúc đầu, ông chưa tin. Không lẽ cậu Minh
lại muốn cưới con gái nhà bần h; àn, dốt chữ nghĩa. Dư luận ngày càng
phồng lên, gia đình cậu Minh dường như chẳng lên tiếng đính chánh. Ông
Tư tin là chuyện có thật. Gia đình cậu Minh thuộc vào hạng"có tiếng mà
không có miếng" vì đã phá sản. Gia đình ông tuy vô danh nhưng đủ ăn nhờ