- Vậy hả? Nếu vậy thì sách Tây đâu có hay ho gì. Con ong có cánh để
bay lẽ dĩ nhiên, ai cũng biết. Nhưng còn thiếu ...
- Thưa bác thiếu điểm nào?
- Ðiểm ích lợi... ong mật có ích cho loài người mà cũng cần thiết cho
loài thú. Con gấu trong rừng sống nhờ mật ong.
Cậu Minh đáp:
- Ðúng vậy. Rồi mấy hãng kẹo bên Tây thường lấy con gấu làm nhãn
hiệu. Và mỗi hãng kẹo đều có mướn nhiều ông kỹ sư, nhiều ông khảo cứu.
Họ nhìn nhận mật ong bổ ích cho loài người. Lịch sử của loài người làm
nên...
- Khó hiểu quá. Ăn thua gì với con ong.
- Dạ thưa hồi thời Bàn Cổ sơ khai, càn khôn hỗn độn, trước khi tìm ra
lửa để nướng thịt thú rừng, con người đã nhờ mật ong mà tẩm bổ qua ngày
qua tháng, chịu đựng sương tuyết. Ðó lànền văn minh mật ong (civilisation
du miel), trước khi có nền văn minh dùng búa dao bằng đá, bằng sắt.
Liền khi ấy, ông Tư thích thú, rót rượu đầy chén mời cậu Minh:
- Hay quá. Hồi nhỏ tới lớn, bác mới nghe cháu nói. Mới nghe qua thì
hơi dở nhưng ngẫm lại thì hữu lý.
Cậu Minh hớp chút rượu, trình bày tiếp, trong khi đó cô Kim Em ho
húng hắng...
- Thưa bác, xin nói qua các nhà chép sử phương Tây. Họ bảo rằng thời
xưa mật ong là vậy quí. Ong là loài côn trùng oai hùng chẳng kém loài sư
tử. Bên Do Thái dây gian còn truyền tụng tích chàng dũng sĩSăm Sông đi
tìm nàngÐa Li La . Chàng ta gặp con sư tử cản đường nên ra tay giết sư tử.
Vài ngày sau trởi lại chốn cũ thì ô hô! Có một ổ ong khá to đóng trong lồng
ngực con ác thú, khoét gần hết xương thịt.
Ông Tư lắc đầu:
- Cháu nói hơi trật chìa rồi! Chắc đó là loài ong lỗ, ong vò vẽ, thứ ong
đóng ổ ở sau chuồng heo. Loài ong mật thì ăn bông thôi, tinh khiết lắm.
Còn gì lạ nữa không?
- Thưa bác, nhà kiến trúc sư khen loài ong đã biết cất nhà lầu. Ổ ong là
toà nhà bốn trăm hoặc tới năm trăm tần. Loài người ở thời văn minh chưa